Đây là trái đất, nơi chúng ta đang sống.
Chúng ta, Ai cũng đã nghe tới hai từ vũ trụ. Nhưng thật sự trái đất của chúng ta như thế nào nếu so sánh với vũ trụ? Trái đất của chúng ta hình cầu, nhưng do bề mặt Trái Đất có chỗ lồi lõm, cao thấp, hay nói cách khác Trái Đất không phải là hình cầu hoàn hảo, vì vậy bán kính Trái Đất không có giá trị chuẩn. Do đó, chúng ta tạm coi bán kính trung bình của Trái Đất là 6.371 km, tức là đường kính trung bình sẽ là 12.742 km. Hãy hình dung, Việt Nam dài 1.648 km tính theo chiều dài từ điểm cực bắc, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến điểm cực nam, mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Bây giờ chúng ta thử xem bạn hàng xóm gần nhất của chúng ta, đó là mặt trăng. Những đêm trăng rằm thấy mặt trăng sáng lung linh có lẽ ta nghĩ rằng mặt trăng ở rất gần. Nhưng thật ra mặt trăng ở rất xa chúng ta. Khoảng cách giữa trái đất với mặt trăng là 384.800 km.
Với khoảng cách đó, chúng ta có thể xếp liền nhau 30 trái đất từ trái đất tới mặt trăng. Hoặc nếu chúng ta chạy một chiếc xe với vận tốc 100 km/h thì chúng ta sẽ mất 160 ngày để đi từ trái đất tới mặt trăng.,
Nhìn trái đất dưới góc nhìn rộng hơn của Hệ Mặt trời. Sao hỏa nhìn rất gần trong hình. Khoảng cách đến Sao Hỏa từ Trái đất thay đổi đáng kể tùy thuộc vào quỹ đạo của chúng quanh mặt trời. Sao Hỏa và Trái đất cách xa nhau nhất khoảng 401 triệu km. Khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Sao Hỏa là 225 triệu km. Chúng ta có thể xếp 18.000 trái đất sát nhau ở khoảng cách đó. Với chiếc xe 100 km/h chúng ta sẽ không thể chạy tới sao hỏa vì nếu chạy sẽ mất khoảng 93 ngàn năm. Chúng ta biết rằng tốc độ ánh sáng là 300.000 km/s. Khoảng cách giữa trái đất với mặt trăng là 384.800 km, về mặt lý thuyết, nếu ai đó bật một cái đèn trên mặt trăng thì chỉ hơn 1 giây sau ở trên trái đất sẽ thấy. Nhưng nếu người đó ở trên sao Hỏa bật đèn thì trung bình khoảng 20 phút sau trên trái đất mới thấy.
Chúng ta hãy nhìn không gian dưới góc nhìn rộng hơn. Chúng ta sẽ thấy tàu vũ trụ Du hành 1. hiện là vật thể do con người chế tạo ở xa nhất ngoài Trái Đất,đang đi xa khỏi cả Trái Đất và Mặt trời. nó cách hành tinh của chúng ta khoảng 23,5 tỷ km, Du hành 1 hiện đang di chuyển trong không gian với tốc độ khoảng 17 km/giây. Với khoảng cách đó, giả sử Du hành 1 bật đèn thì 1 ngày sau chúng ta sẽ nhìn thấy. Và với tốc độ đó, du hành 1 sẽ ra khỏi hệ mặt trời của chúng ta và tới một hệ mặt trời khác sau khoảng 30.000 năm.
Chúng ta tiếp tục du hành ra ngoài hệ mặt trời. Và bây giờ chúng ta cần chuyển qua đơn vị đo là năm ánh sáng, vì đơn vị đo kilometer sẽ tạo nên những số rất lớn. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng đi được trong một năm. Ánh sáng lướt qua không gian giữa các vì sao với tốc độ 300.000 km mỗi giây và 9,46 nghìn tỷ km mỗi năm.
Ngôi sao gần nhất hành tinh của chúng ta là Nam Môn Nhị cách chúng ta 4,24 năm ánh sáng. Với tốc độ 17 km/s của tàu vũ trụ Du hành một, nó sẽ mất 70.000 năm để tới sao Nam Môn Nhị.
Còn nếu chúng ta du hành bằng chiếc xe 100 km/h, chúng ta sẽ mất khoản thời gian lớn hơn 6 lần tuổi của vũ trụ. Với tuổi của vũ trụ vào khoảng 13,77 tỉ năm, chúng ta sẽ kịp đến sao Nam Môn Nhị sau khoảng 90 tỷ năm.
Nào, bây giờ chúng ta du hành xa hơn, nhìn bao quát cả dải Ngân hà, đây chính là thiên hà có chứa hệ mặt trời của chúng ta. Ngân Hà bản chất là một thiên hà xoắn ốc chặn ngang. Nguyên nhân dải Ngân Hà được gọi bằng cái tên Milky Way, là vì thần Zeus đã bế con trai mình là Hercules, cho cậu bé bú trộm dòng sữa của nữ thần Hera, để trở nên bất tử. Bỗng nhiên nữ thần choàng tỉnh giấc làm dòng sữa bị văng tung toé lên bầu trời, từ đó mà cái tên gọi Milky Way được hình thành.
Cho đến lúc này ít nhất là với nhận thức của khoa học hiện tại, mọi thứ xung quanh cái chấm nhỏ bé là hành tinh của chúng ta là sự tĩnh lặng. Với đường kính dao động từ khoảng 100.000 đến 180.000 năm ánh sáng. Người ta ước tính có khoảng 100 đến 400 tỉ ngôi sao được chứa ở trong, cùng với hơn 100 tỉ hành tinh. Mỗi tối khi chúng ta nhìn lên bầu trời đầy sao, chúng ta đang ngắm dải Ngân Hà, tuy nhiên chúng ta chỉ nhìn được bằng mắt thường 1% các vì sao của Ngân Hà.
Ngân hà quả thật quá to lớn, nhưng thật ra quá bé nhỏ so với những gì bên ngoài Ngân Hà. Ngân Hà thuộc một nhóm các thiên hà, gọi là Nhóm Địa phương bao gồm Ngân Hà, Thiên hà Tiên Nữ, Thiên hà Tam Giác…Nhóm này chứa hơn 54 thiên hà trong đó có các thiên hà lùn. Tâm hấp dẫn của nhóm nằm ở vị trí đâu đó gần giữa Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ. Nhóm Địa phương có đường kính hơn 10 triệu năm ánh sáng.
Đi ra Bên ngoài nhóm địa phương ta sẽ thấy Siêu đám Xử Nữ. là siêu đám thiên hà không đều chứa Nhóm Địa phương (là nhóm thiên hà có chứa Ngân Hà, thiên hà Tiên Nữ). Siêu đám này chứa hơn 100 quần tụ thiên hà với đường kính 110 triệu năm ánh sáng. và là một trong hàng triệu siêu đám thiên hà trong vũ trụ quan sát được.
Bản thân Siêu đám Xử Nữ nhỏ bé nằm trong Siêu đám Laniakea.là một siêu đám thiên hà chứa Dải ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác. Siêu đám Laniakea trải dài trên 520 triệu năm ánh sáng. Nó có khối lượng là xấp xỉ gấp trăm nghìn lần thiên hà chúng ta
Nếu tiếp tục du hành ra bên ngoài Siêu đám Laniakea, ta sẽ thấy nó thật nhỏ bé so với cả vũ trụ bao la. Ngôi nhà chung của ít nhất 200.000.000.000 thiên hà. Số lượng sao trong vũ trụ còn nhiều hơn số hạt cát có trên toàn bộ hành tinh của chúng ta. Nếu ta coi vũ trụ có một biên giới VÀ TRÁI ĐẤT Ở TRUNG TÂM thì khoảng cách từ trái đất đến biên giới đó sẽ khoảng 46.500.000.000 năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa là vũ trụ trải dài 93 tỷ năm ánh sáng. Đây chỉ là những gì mà khoa học ngay nay biết được.
Em là gà…!