Để tiếp tục…nhập môn, chúng ta đi qua Le Vồ cao hơn, đó là “bình lựng”.
Thực tế bản thân rất “kinh hãi” bài văn của học sinh nào đó mấy chục trang giấy…Không dám nói cháu sai hay cháu đúng…Nhưng cháu tuôn chữ ra kiểu đó thì không biết cháu có kịp cảm nhận cái gì không?
Quay lại với “Thơ Thẩn chân kinh” của chúng ta: Chúng ta hãy “bình lựng” theo một cách tự nhiên nhất.
1/Trước hết giống như nghe một bài hát: Chúng ta cảm nhận mọi âm thanh của bài thơ vang lên trong đầu có hài hòa không, có dễ nghe không, có làm ta rung động không…?
2/Tiếp theo, cũng vậy, giống như khi ta nghe một bài hát, đâu cần thiết phải biết rõ đồ, rê, mi, pha, sol…đâu cần biết quãng 6, quãng 7 quãng 8, đâu cần biết thăng, giáng…Hãy đơn giản cảm thụ từng câu chữ, nó có nói lên đúng tâm trạng hay không, đừng quá chú trọng vào niêm luật, thể thơ…
3/Nói tóm lại, với le vồ gà mờ như chúng ta, cứ cảm nhận, bình luận thơ như cảm nhận, bình luận một bài hát…
Nghe một bản nhạc có lẽ ai cũng tùy theo tâm trạng. Khi thất tình thích nghe một kiểu, khi yêu đời lại thích nghe kiểu khác. Thơ cũng vậy. Thời sinh viên khoái nghe Nguyễn Tất Nhiên:
Tình cũng khó theo thời cơm áo, khó
Ta dìu nhau đi dưới bóng nợ nần
Khi bắt đầu yêu đương lại thích Xuân Diệu:
Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Hãy cảm nhận một cách đơn giản…Bình luận một cách tự nhiên.
Em là gà…!