Nối tiếp việc “gói gọn”, phần này chúng ta sẽ tóm tắt từ chủ nghĩa Lãng mạn cho tới ngày nay.
Xin nhắc lại là chúng ta cố gắng đơn giản hóa mọi việc, gọi là “bún hóa”, chúng tôi không hề có ý định “chính thống” những vấn đề thật sự khó đối với…gà mờ!
Cũng xin mạn phép sử dụng vài hình minh họa, chỉ có tính tương đối, vài hình hoàn toàn không phản ánh đúng.
Chủ nghĩa Lãng Mạn – Romanticism (1780 – 1830): Thể hiện mong ước, tình cảm…kiểu như mong muốn sớm…hết tiết học lịch sử, tình cảm…bực tức phải ngồi nghe…đọc thơ :), mong sớm…tự do! Đói bụng quá…vẽ tô bún! Đó là hình ảnh vừa thể hiện tinh thần của Chủ nghĩa Lãng Mạn – Romanticism, vừa thể hiện tinh thần…bún hóa! Bức “La Liberté guidant le peuple” (Nữ thần Tự do dẫn dắt người dân) của danh họa Pháp Eugène Delacroix thể hiện rõ tinh thần “lãng mạn” hư hư…thực thực…(nữ thần vừa như người thật, lại vừa như…nữ thần…) nói lên mong ước về tự do…
Chủ nghĩa Hiện Thực – Realism (1840 – 1880): Bạn nhìn một quyển sách trên bàn và vẽ nó…đó là hiện thực, đơn giản vậy thôi. Vẽ ra mọi thứ hiện thực cuôc sống. Bức tranh The Gleaners (Những người mót lúa) của Jean-François Millet thể hiện rõ tinh thần Chủ nghĩa Hiện Thực – Realism.
Trường phái Ấn Tượng – Impressionism (1862 – 1892): Vẽ những gì thấy và cảm nhận được trong khoảnh khắc. Không quan tâm đến thần thoại, vĩ nhân, không hoàn hảo trau chuốt. Cái chính là cảm nhận! Vui: quệt vài đường màu sắc vui tươi. Buồn: quệt vài đường đen tối, u sầu…Không rõ nét, vẽ nhanh, nhiều đường nét quệt quệt…
Trường phái Hậu Ấn Tượng – Post-Impressionism (1880 – 1914): Gửi gắm nhiều cảm xúc hơn.
Trường phái Biểu Tượng – Symbolism (1880 – 1910): Cảm xúc và tâm trạng của người nghệ sĩ. Tô bún: Chứng tỏ đói. Nụ hôn: Cần…người yêu gấp. Chim bay: Muốn nghỉ học 🙂 . Nói chung thấy hình nào …khó hiểu thì chính là trường phái này! Hình bên dưới của họa sĩ Nguyễn Việt Phương.
Trường phái Biểu Hiện – Expressionism (1905 – 1933): Màu sắc mạnh mẽ phi tự nhiên và hình thể góc cạnh bị bóp méo. Mặt trời mà vẽ màu đen, con mèo hình tam giác…thì đúng là Trường phái Biểu Hiện.
Trường phái Lập Thể – Cubism (1907 – 1922): Là sự trộn lẫn các mảng hình học. Thật khó để hình dung ra được tranh vẽ gì nếu chỉ nhìn lướt qua.
Trường phái Siêu Thực – Surrealism (1924 – 1966): Không thật, thơ mộng, kỳ lạ, ảo giác
Nghệ thuật đại chúng – Pop Art (1950s – 1970s): Bao gồm poster quảng cáo, tranh ảnh, sách báo
Em là gà…!