Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy thứ bạn đang cần. Có lẽ tìm kiếm có thể có ích.
Thâm Tâm
Nhà thơ Thâm tâm tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 05 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương. Ông mất ngày 18 tháng 08 năm 1950 trên đường đi công tác ở chiến khu Việt Bắc.
Nhà thơ Thâm tâm là con thứ trong một gia đình nhà nho nghèo và đông con, học hết tiểu học, ông phải ở nhà giúp gia đình đóng sách và nấu bánh kẹo. Năm 1938, chàng nghệ sĩ lên Hà Nội cùng gia đình, ở một phố thuộc quận Hai Bà Trưng ngày nay (xưa là Ô Cầu Dền). Trong cảnh gia đình khó khăn, Thâm Tâm phải kiếm sống bằng nghề vẽ tranh Bờ Hồ, viết báo, làm đồ gốm và bắt đầu làm thơ.
Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên báo Bắc Hà, Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm, nhà sách Tân dân và Truyền bá quốc ngữ… Ông từng thử sức trên nhiều thể loại thơ, truyện, kịch, vẽ và viết cho loạt sách Truyền bá, nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui…