Galapagos vừa là tên quần đảo, vừa là vườn quốc gia đầu tiên của Ecuador, được thành lập vào năm 1959 và bắt đầu hoạt động vào năm 1968.
Quần đảo này gồm 13 đảo chính, 6 đảo nhỏ và 107 khối đá nằm ở phía Tây Ecuador, Thái Bình Dương.
Vào thế kỷ 16, những nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã phát hiện ra quần đảo này rồi đặt tên là Galapagos, theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “con rùa”.
Vì vậy, quần đảo này còn được biết đến với tên quần đảo rùa, mô tả được loài động vật đặc trưng nhất ở đây.
Năm 1979, UNESCO công nhận quần đảo Galapagos là Di sản thiên nhiên của nhân loại, cũng là di sản đầu tiên của Ecuador nhận được vinh dự này.
Vườn quốc gia Galapagos hiện là một trong những nơi đa dạng sinh học nhất thế giới, với khoảng 600 loài thực vật, 400 loài cá, 58 loài chim, 22 loài bò sát và 6 loài động vật có vú, trong đó có nhiều loài động vật không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác và nhiều loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Thế kỷ 19, nhà sinh vật học Charles Darwin đã nghiên cứu thuyết tiến hóa trên hòn đảo này, và từng cho rằng hệ thống động, thực vật ở đây như từ một thế giới khác do quá đa dạng và lạ lẫm.
Điển hình, rùa Galapagos (Chelonoidis nigra) là loài đặc trưng nhất trên đảo. Với trọng lượng khoảng 400kg và dài khoảng 1,8m, đây cũng là loài rùa cạn còn sống có kích thước lớn nhất, đồng thời là một trong 10 loài bò sát còn sống có cân nặng ‘khủng’ nhất.
Chim cánh cụt Galapagos là loài cánh cụt quý hiếm nhất và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Hiện chỉ còn 2.000 cá thể tồn tại trong tự nhiên.
Không giống những “anh em” sống ở hai cực, cánh cụt Galapagos có ít mỡ và lông để thoát nhiệt dễ hơn có nhiều đặc điểm khác biệt để thích nghi với khí hậu ấm đại dương.
Chim sẻ Darwin là một nhóm gồm 15 loài sẻ đặc hữu sinh sống ở quần đảo Galápagos, được đặt tên để vinh danh Charles Darwin.
Nghiên cứu sự tiến hóa của loài sẻ này là một trong những nhân tố giúp Charles Darwin tiếp cận được lý thuyết “Chọn lọc tự nhiên” và hoàn thành tác phẩm “Nguồn gốc các loài” của mình.
Những con rùa khổng lồ Galapagos lang thang trên đảo như những tảng đá sống. Chúng có thể sống lâu hơn 100 năm, với một số sống qua tuổi 150. Bản thân các hòn đảo thực sự được đặt theo tên của những người khổng lồ hiền lành này – trong tiếng Tây Ban Nha, galápago có nghĩa là rùa.
Vào cuối thế kỷ 20, những sinh vật mang tính biểu tượng này đang dần dần tuyệt chủng. Trong suốt 150 năm, quần thể rùa khổng lồ đã giảm từ khoảng 100.000 con xuống còn khoảng 15.000 con. Đằng sau sự sụt giảm dân số là một mối đe dọa bất ngờ: những con dê.
Bị bỏ lại bởi những nhà thám hiểm, thương nhân, người săn cá voi và cướp biển, dê đã đến Galapagos vào thế kỷ 16 và 17. Theo thời gian, số lượng của họ nhân lên. Đến những năm 1990, khoảng 250.000 con dê kêu be be khắp Galapagos. Chúng ăn tất cả mọi thứ và tước bỏ thảm thực vật của các hòn đảo trong quá trình này. Những con rùa trên đảo, những loài mang tiêu chuẩn cổ xưa về đa dạng sinh học, bắt đầu chết dần.
Các nhà bảo vệ môi trường, các nhà bảo tồn và các nhà sinh vật học tiến hóa bắt đầu tranh luận về cách cứu những con rùa khỏi đàn dê. Các chiến lược hoang dã đã xuất hiện, chẳng hạn như kế hoạch đưa sư tử đến quần đảo để nuốt chửng quần thể dê xâm lấn. Tuy nhiên, cuối cùng, các nhà bảo vệ môi trường đã quyết định giải pháp đơn giản, rõ ràng nhất: giết mổ toàn bộ.
Sau nhiều năm tranh luận, lập kế hoạch và xây dựng sự đồng thuận, Tổ chức Bảo tồn Galapagos (trước đây gọi là Quỹ Charles Darwin) đã khởi xướng Dự án Isabela, một kế hoạch tiêu diệt có hệ thống tất cả dê, lợn hoang và lừa trên các đảo chính của Galapagos.
Dự án bắt đầu bằng một cuộc săn lùng trên mặt đất, nhưng cuối cùng nhóm đã mời các phi công trực thăng và xạ thủ từ New Zealand.
Có một thiện xạ thổ lộ quy trình đi săn thế này: một cái máy bay, một phi công và hai tay súng ngồi hai bên hông, lùa dê thành một cụm rồi xả súng.
Ngay trong năm đầu, với sự hiệu quả của từng viên đạn nã xuống từ máy bay trực thăng, 90% số dê bị tiêu diệt. Thế nhưng vẫn còn tới hàng ngàn con dê trên đảo. Chúng bảo nhau đi trốn mỗi khi thấy tiếng trực thăng, lẩn khuất đâu đó trong những hốc núi không bóng người. Tại đó, thức ăn có vẻ đầy đủ, dê lại tiếp tục sinh sôi.
Họ bắt dê cái từ ngoài tự nhiên, gắn máy định vị GPS vào người chúng rồi thả ra đồng. Khi con dê đực dẫn bạn gái về đàn ra mắt, thợ săn sẽ theo dấu rồi tàn sát cả đàn dê, chừa lại con “điệp viên” quý giá. Con dê cái tiếp tục phục vụ mục đích cao cả cho đến lúc “nghỉ hưu”. Nghỉ hưu theo kiểu gì thì không rõ.
Dự án Isabela đã sử dụng tổng cộng 900 con dê gián điệp trong suốt khoảng thời gian còn lại.
Dự án Isabela thành công mỹ mãn. Tới năm 2006, theo số liệu khảo sát của Ủy ban Bảo tồn Galápagos, các khu đảo lớn “không còn bóng những động vật có vú theo con người tới đảo – gồm dê, lợn và lừa”.
Nhưng thật trớ trêu! Loài rùa cạn Galápagos là con vật dẫn lỗi thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin, sau đó chúng lại là nạn nhân của chọn lọc từ nhiên khi bị những loài chiếm ưu thế khác đuổi khỏi mảnh đất chúng vốn sinh sống. Những con dê tới đảo, thích nghi với cuộc sống trên đảo và đã hất cẳng được loài rùa cổ. May mà có sự can thiệp của con người.
Nhưng sự can thiệp đó đã đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Thay vì “sự sống sót của kẻ mạnh nhất”, sự cứu rỗi của loài rùa phụ thuộc vào sự can thiệp xa rời tự nhiên của con người. Ta đã dùng súng đạn để tiêu diệt toàn bộ một giống loài, để cho một giống loài quý giá hơn được sống. Ta mang cả trực thăng, súng máy tới đảo để tìm cách thiết lập lại trật tự tự nhiên.
Không biết cụ Charles Darwin sẽ nghĩ sao.
Em là gà…!