Lược sử hơn 700 năm của Đà Nẵng phần 1

Chia sẻ trên Facebook

Để nắm bắt trọn vẹn lịch sử Đà Nẵng. chúng ta cần bắt đầu từ nhà Lý. còn gọi là nhà Hậu Lý, (để phân biệt với triều đại Tiền Lý, do Lý Bí thành lập).
Triều đại Hậu Lý, bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, tức Lý Thái Tổ vào năm 1009. sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê.
Năm 1010, kinh đô được dời từ thành Hoa Lư, về thành Đại La, và đổi thành Thăng Long, tức là Hà Nội ngày nay.
Sau đó Lý Thái Tổ đổi tên nước là Đại Việt vào năm 1054.

Cho đến lúc đó, bản đồ nước Đại Việt chỉ mới kéo dài tới gần địa giới giữa huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. và huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày nay.
Vào Năm 1069, vua Lý Thánh Tông nam tiến, đánh nước Chiêm Thành. và bắt được vua Chiêm lúc bấy giờ là Chế Củ. đem về kinh đô Thăng Long. Để được tha mạng. vua Chiêm đã phải cắt các vùng đất phía bắc của Chiêm Thành, gồm ba châu là: Bố Chính. Ma Linh. Địa Lý, cho nước Đại Việt. Những châu ấy, ngày nay ở địa phận các huyện Quảng Ninh. Quảng Trạch. Bố Trạch. Tuyên Hoá. Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình, và huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.

Sau triều đại nhà Lý, tới triều đại nhà Trần, là một triều đại quân chủ, cai trị nước Đại Việt từ năm 1226 đến năm 1400. Đây là triều đại được lưu danh, với những chiến công hiển hách, trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này khởi đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1226, sau khi được vợ là Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi.

Việt Nam thời nhà Trần, năm 1306 vua nước Chiêm Thành là Chế Mân đã cắt đất hai châu Ô và Rí, cho vua Trần Anh Tông của Đại Việt. để làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa.
Châu Ô là vùng đất từ đèo Lao Bảo, đến lưu vực sông Thạch Hãn, phía Nam tỉnh Quảng Trị.
Châu Rí (hay còn gọi là châu Lý),sau này, nhà Trần đổi tên thành Hoá Châu. ngày nay là tỉnh Thừa Thiên Huế, đến bắc tỉnh Quảng Nam, bao gồm toàn bộ TP.Đà Nẵng.
Và có thể nói, lịch sử của thành phố Đà Nẵng bắt đầu từ khi đó.

Nguồn ảnh: Tạp chí kiến trúc

Phần lớn các ý kiến đều cho rằng tên gọi Đà Nẵng xuất phát từ vị trí nằm ở cửa sông Hàn của thành phố. Đó là một biến dạng của từ Chăm cổ “Da nak”, được dịch là “cửa sông lớn”.

Đà Nẵng từ năm 1306, là phần đất thuộc châu Hóa, sau 1446 thì Đà Nẵng thuộc địa phận của huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa. Sau khi sáp nhập vào Đại Việt, vùng Đà Nẵng trở vào vẫn là miền biên viễn, luôn bị quấy nhiễu và cướp phá. Vào năm 1470, vua Lê Thánh Tông đánh bại quân Chiêm Thành và mở rộng biên giới Đại Việt đến mũi Nạy (giữa Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay) thì vùng đất Đà Nẵng mới được bình ổn và bắt đầu có những cuộc khai phá mở mang. Những cư dân Việt đến sinh sống ở vùng này đã tiếp nhận và cải biến những yếu tố của văn hóa Chăm Pa để hòa nhập vào văn hóa Việt.

Thời các Chúa Nguyễn, vùng đất này đã được khai phá và trở nên trù phú thịnh vượng; các thương nhân cùng tàu thuyền nước ngoài thường xuyên ra vào mua bán, trao đổi hàng hóa. Giữa thế kỷ 16, khi Hội An là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía nam thì Đà Nẵng nằm ở vị trí tiền cảng với vai trò trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển; những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu có thể ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Thời kỳ các Chúa Nguyễn cũng đánh dấu sự thành lập của Hải đội Hoàng Sa với nhiệm vụ ra đóng ở quần đảo Hoàng Sa, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hóa vật do lấy được từ những tàu đắm đem về nộp cho triều đình. Quá trình hoạt động của Hải đội Hoàng Sa cũng là quá trình xác lập và thực thi chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) kéo dài từ đầu thế kỷ XVII.

Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Chia sẻ trên Facebook

2 bình luận trong “Lược sử hơn 700 năm của Đà Nẵng phần 1”

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!
Lên đầu trang