Mối nguy hiểm ẩn nấp

Chia sẻ trên Facebook

Khi nghe về ngày tận thế, bạn nghĩ đến những hình ảnh nào? Sự va chạm các tiểu hành tinh giống như tiểu hành tinh đã hạ gục Khủng long? Một cuộc chiến tranh thế giới? Cuộc chiến với người ngoài hành tinh.
Đã bao giờ chúng ta nghĩ rằng có một mối nguy hiểm lớn hơn nhiều thực sự đang ẩn nấp ngay dưới bề mặt hành tinh của chúng ta?
Trái đất chứa nhiều ngọn núi lửa chứa hàng tỷ tấn magma liên tục sủi bọt, chờ lối thoát. Nhiều núi lửa trong số này có sức mạnh hủy diệt nền văn minh nhân loại, nhưng hầu hết mọi người vẫn chưa biết đến.
Chỉ vì bạn không sống gần một ngọn núi lửa đang hoạt động không có nghĩa là bạn miễn nhiễm với một vụ phun trào núi lửa thảm khốc.
Chúng ta đều biết mức độ tần phá của núi lửa.

Trước hết chúng ta tìm hiểu qua về Chỉ số bùng nổ núi lửa (VEI) là thước đo tương đối về mức độ bùng nổ của các vụ phun trào núi lửa. Nó được phát minh bởi Christopher G. Newhall của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ và Stephen Self vào năm 1982.
Chỉ số bùng nổ núi lửa (VEI) được đánh giá dựa trên kích thước và mức độ phun trào. Với thang điểm từ 0 đến 8

Chỉ số này đo mức độ phun trào của dung nham, đá và tro.

Mức VEI-0 thường là những dòng dung nham chảy ra thay vì bùng nổ. Ví dụ điển hình là núi lửa Kilauea ở Hawaii.

VEI-1: Những vụ phun trào nhỏ sẽ thường xuyên xảy ra. Núi lửa Stromboli ở Italy đã phun trào liên tục như vậy trong 2.000 năm qua.

VEI-2: Một vài vụ nổ nhỏ sẽ xảy ra mỗi tháng. Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào ở mức này từ năm 2013

VEI-3: Cứ vài tháng lại xảy ra một vụ phun trào lớn. Núi lửa Lassen ở bắc California đã ở mức 3 từ năm 1915.

VEI-4: Mỗi năm lại diễn ra khác nhau. Năm 2010, Núi Eyjafjallajökull phun trào ở Iceland đã khiến hàng ngàn chuyến bay bị mắc kẹt.

VEI-5: Các vụ phun trào xảy ra vô cùng khốc liệt. Vụ phun trào của núi Vesuvius (79 sau Công nguyên) và St. Helens (1980) đều ở mức độ này.

VEI-6: Các vụ phun trào khổng lồ xảy ra 100 năm/lần. “Vụ nổ” Krakatoa năm 1883 là thảm họa tự nhiên khủng khiếp nhất ở mức độ 6.

VEI-7: Thảm họa cấp độ này xảy ra 1.000 năm/lần. Vụ phun trào của núi Tambora ở Indonesia năm 1815 là thảm họa mạnh nhất lịch sử hiện đại.

VEI-8: Thảm họa hủy diệt sẽ xảy ra 50.000 năm/lần. Siêu núi lửa Yellowstone Caldera sẽ đạt mức độ này nếu nó thức tỉnh và phun trào.

Bạn đã bao giờ nghe nói về một siêu núi lửa chưa?
Một siêu núi lửa là một ngọn núi lửa lớn, đã từng và sẽ phun trào ở mức độ 8, chỉ số lớn nhất trên thang Chỉ số bùng nổ núi lửa (tiếng Anh: Volcanic Explosivity Index; Viết tắt là: VEI). Nghĩa là lượng vật chất phun trào của vụ phun trào đó, có thể tích lớn hơn 1.000 kilômét khối.
Vụ phun trào Oruanui của núi lửa Taupo ở New Zealand, (khoảng 26,500 năm trước), là vụ phun trào siêu núi lửa gần đây nhất có chỉ số VEI-8.

Thật ra, câu hỏi về siêu núi lửa không phải là liệu những siêu núi lửa có thể tiêu diệt tất cả sự sống trên Trái đất hay không. Mà là, khi nào nó sẽ làm điều đó một lần nữa.

Sự kết thúc của Kỷ Triat, (201 triệu năm trước), đã chứng kiến một trong những cuộc tuyệt chủng hàng loạt, lớn nhất của đời sống động vật được biết đến trong lịch sử Trái đất. Sự tuyệt chủng này được cho là xảy ra đồng thời, và được gây ra bởi một trong những giai đoạn hoạt động núi lửa lớn nhất được biết đến trong lịch sử Trái đất. Nói cách khác có sự liên kết giữa sự kiện biến mất đột ngột của một nửa các loài trên trái đất, 201 triệu năm trước, với sự kiện siêu núi lửa phun trào.

Với hiểu biết của chúng ta ngày nay, núi lửa khi phun trào sinh ra lượng lớn khí SO2, CO2 và thủy ngân. Nghĩa là nếu trong lớp trầm tích có nhiều thủy ngân, Sulfur dioxide (SO2), carbon dioxide (CO2) thì khả năng đó là kết quả do hoạt động trước đây của núi lửa.

Nghiên cứu của Terrence Blackburn và các cộng sự tại Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ. Cho thấy một lượng lớn carbon dioxide, (CO2), trong các mẫu đá bazan có nguồn gốc từ loạt các vụ phun trào được gọi là Vùng magma Trung Đại Tây Dương, có diện tích khoảng 11 triệu km 2 . Nó bao gồm chủ yếu là đá bazan. Vùng magma Trung Đại Tây Dương là một kết nối dòng chảy dung nham lớn được hình thành trong sự nứt vỡ của siêu lục địa Pangaea trong kỷ Đại trung sinh. Đây là sự kiện một loạt các vụ phun trào khổng lồ được biết đã bắt đầu cách đây khoảng 201 triệu năm, khi gần như tất cả các vùng lục địa vẫn là một khối khổng lồ.
Các vụ phun trào này đã tuôn ra khối dung nham trên diện tích khoảng 2,5 triệu dặm. Tàn dư của dung nham Vùng magma Trung Đại Tây Dương được tìm thấy ở cả Bắc và Nam Mỹ cũng như tại Bắc Phi.

Nghiên cứu của Tamsin Mather, giáo sư ngành Khoa học Trái Đất, Đại học Oxford, Anh củng cố giả thuyết núi lửa phun trào mạnh ở 200 triệu năm trước gây biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn đến sự kiện đại tuyệt chủng cuối kỷ Tam Điệp và mở đường cho sự trỗi dậy của khủng long, Conversation đưa tin. Nghiên cứu 6 dữ liệu trầm tích liên quan sự kiện đại tuyệt chủng cuối kỷ Tam Điệp, trên 4 lục địa ở hai bán cầu, Mather và đồng nghiệp phát hiện sự tăng cao của nồng độ thủy ngân trong mẫu trầm tích ở Morocco chứa đá núi lửa từ mẫu trầm tích ở Morocco chứa đá núi lửa từ các vụ phun trào của Vùng magma Trung Đại Tây Dương.

Nồng độ cao của thủy ngân cũng được phát hiện giữa lớp trầm tích liên quan đến sự kiện đại tuyệt chủng và lớp trầm tích đánh dấu sự bắt đầu của kỷ Jura, diễn ra khoảng 100.000-200.000 năm sau đó.

Nồng độ cao của thủy ngân cùng với lượng CO2 dồi dào trong trầm tích củng cố giả thuyết khủng long trỗi dậy thống trị Trái Đất sau chuỗi sự kiện núi lửa phun trào 201 triệu năm trước.

Một vụ va chạm thiên thạch khoảng 65 triệu năm trước đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long – sự kiện này tạo điều kiện cho sự phát triển và thống trị của các loài động vật có vú, trong đó bao gồm cả con người.
Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết hiện nay họ vẫn chưa tính toán được chính xác lượng khí CO2 đã giải phóng vào khí quyển từ các vụ phun trào và chúng đã gây tác động cụ thể như thế nào. Và đây chính là những gì mà họ phải tập trung để tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong tương lai.

Cùng điểm qua một số ngọn núi lửa có thể ảnh hưởng lớn đến nhân loại:

 

Siêu núi lửa Toba

Nằm bên dưới hồ nước rộng lớn cùng tên trên đảo Sumatra, Indonesia, Toba là hồ núi lửa lớn nhất thế giới với chiều dài 100 km, chiều rộng 30 km và nơi sâu nhất đạt 505 m. Mặt hồ yên ả che giấu “con quái vật” vô cùng dữ tợn.
Vụ phun trào Toba gần nhất là một vụ phun trào siêu núi lửa xảy ra khoảng 74.000 năm trước tại địa điểm ngày nay là Hồ Toba ở Sumatra, Indonesia. Đây là một trong những vụ phun trào lớn nhất được biết đến trên Trái đất. Thuyết thảm họa Toba cho rằng sự kiện này đã gây ra một mùa đông núi lửa khắc nghiệt trên toàn cầu kéo dài từ 6 đến 10 năm và góp phần gây ra đợt lạnh kéo dài 1.000 năm, khiến nhân loại gần như tuyệt chủng. Một số nhà khoa học nhận định, môi trường sống khắc nghiệt đột ngột buộc con người phải thông minh và khéo léo hơn để tồn tại.

Siêu núi lửa Yellowstone

Siêu núi lửa Yellowstone nằm dưới công viên quốc gia cùng tên thuộc các bang Wyoming, Montana và Idaho của Mỹ. Giống như Toba, “con quái vật” Yellowstone ẩn náu bên dưới hồ nước yên ả. Các nhà nghiên cứu địa chất khẳng định, lượng mắc-ma khổng lồ trong lòng núi lửa đủ khả năng xóa sổ nước Mỹ, đồng thời đẩy nhân loại vào tình thế khốn cùng. Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học làm việc tại Đại học Utah, túi mắc-ma của Yellowstone dài 88 km, rộng 48 km và sâu 14,4 km. Nó lớn gấp 2,5 lần các con số mà giới khoa học ước tính trước đây. Nếu siêu núi lửa đột ngột tỉnh giấc, nó sẽ làm biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của loài người trên trái đất.


Chia sẻ trên Facebook

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!
Lên đầu trang