Theo như cách phân chia trước đây, thì châu lục trên Thế giới có số lượng là 6. Tuy nhiên, dựa vào các tổ chức quốc tế, quy ước do Liên hợp quốc công nhận thì số châu lục trên thế giới sẽ là 7 đó là Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương (Châu Úc). 8 tỷ người sống trên 7 châu lục đó, bao gồm chính bạn đang xem video này! Một báo cáo từ Hootsuite cho thấy tính đến tháng 1/2021, số lượng người dùng smartphone toàn cầu là 5,22 tỉ người, số người sử dụng internet là 4,66 tỉ người và số người dùng mạng xã hội là 4,2 tỉ người. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể ngay lập tức kết nối với hàng tỷ người khác ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này. Nhưng, bất chấp mọi thành tựu của khoa học kỹ thuật, sự phát triển vượt bậc của công nghệ, vẫn có hàng trăm bộ tộc với hàng ngàn người vẫn sống y như tổ tiên của chúng ta đã sống cách đây hàng ngàn năm. Họ không hề có khái niệm gì về thế giới hiện đại, không hề có khái niệm về sự tồn tại của những người như chúng ta. Hầu hết mọi người trên các châu lục đều nhận thức rõ về thế giới xung quanh, về thế giới ngày nay. Ishi, người được coi là “người da đỏ hoang dã cuối cùng” ở Hoa Kỳ, đã sống phần lớn cuộc đời của mình bị cô lập khỏi nền văn hóa Bắc Mỹ hiện đại. Năm 1911, ở tuổi 50, ông xuất hiện tại một nhà kho, cách trung tâm thành phố Oroville, California 3,2 km.
Pintupi Nine là một nhóm gồm chín người Pintupi vẫn không biết gì về quá trình thực dân hóa của người châu Âu đối với Úc và sống một cuộc sống truyền thống ở Sa mạc Gibson của Úc cho đến năm 1984. Họ được báo chí gọi là “những người du mục cuối cùng” khi họ rời bỏ cuộc sống du mục vào tháng 10 năm 1984.
Chỉ có một vài nơi trên trái đất mà chúng ta vẫn có thể thấy những bộ lạc sống hoàn toàn tách biệt với thế giới, hoàn toàn không tiếp xúc với con người hiện đại.
Mursi là một bộ lạc nhỏ sống du mục bằng việc chăn nuôi gia súc ở thung lũng Omo, tây nam Ethiopia. Bộ lạc này nổi tiếng với những phụ nữ khoét môi gắn đĩa đánh dấu sự trưởng thành.
Bộ lạc Suri ở Ethiopia thường sử dụng các loại súng cầm tay nhặt được trong thời kỳ chiến tranh ở khu vực biên giới sát Nam Sudan để bảo vệ đàn gia súc.
Chưa được biết tới cho đến năm 1974, bộ lạc Korowai ở Papua, Indonesia được xem là một trong những bộ lạc không thân thiện nhất thế giới. Người ta cho rằng bộ lạc này có thể không biết đến sự tồn tại của các cộng đồng khác trên thế giới.
Sentinel là bộ lạc sống ở đảo Bắc Sentinel thuộc vịnh Bengal, nằm giữa Ấn Độ và Myanmar. Các thổ dân nơi đây sử dụng lao và cung tên để săn bắn cũng như tự vệ.
Tuy nhiên 97% những bộ lạc đang sống tách biệt với thế giới văn minh nằm ở châu Nam Mỹ. Phần đông tập trung trong những nơi khó tiếp cận nhất của Rừng mưa nhiệt đới Amazon. Hàng ngàn thổ dân của hàng trăm bộ lạc sống ở đây từ thế hệ này sang thế hệ khác, trải qua 15.000 năm lịch sử, Kể từ khi con người đầu tiên đặt chân lên châu lục này.
Hiện nay “thế giới phẳng” đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ 21 và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước. Vậy làm thế nào mà các bộ lạc trong rừng mưa nhiệt đới Amazon vẫn không hề hay biết đến thế giới hiện đại và vẫn sống như hàng ngàn năm trước?
Rừng mưa nhiệt đới Amazon có diện tích 7 triệu km2, trong đó rừng già chiếm 5,5 triệu km2. Khu rừng trải rộng trên 9 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Brazil (60% rừng mưa), Peru (13%), Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam và Guyana (thuộc Pháp). Diện tích rừng Amazon chiếm hơn một nửa tổng diện tích các khu rừng nhiệt đới trên toàn hành tinh, với hệ đa dạng sinh học lớn nhất thế giới. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật, là khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Bên cạnh đó, con sông Amazon cũng là sông lớn nhất thế giới, với tổng lưu lượng nước lớn hơn 10 con sông lớn tiếp theo trên thế giới cộng lại. Chỉ có hơn 20 triệu người thuộc các bộ tộc thổ dân đang sinh sống trong lá phổi khổng lồ của trái đất. Số người đang sinh sống trong rừng Amazon còn ít hơn nhiều thành phố như Thượng Hải, Trung Quốc hay Karachi, Pakistan. Trước đây, sông Amazon dài hơn 6.000km không có cầu bắc ngang. Trong nhiều năm trở lại đây, giao thông đường thủy giữa Manaus, Brazil với thị trấn Iranduba gần đó bị tắc nghẽn với những chuyến phà đông đúc. Vé phà giá khoảng 30 USD một hành khách.
Vào năm 2010, chính phủ Brazil xây một cây cầu dây văng nối giữa hai thành phố. Về mặt kỹ thuật, cây cầu này không đi qua dòng chảy chính của Amazon mà bắc qua một nhánh sông phụ lớn nhất của nó, Rio Negro. Do đó, đây là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Amazon. Phần lớn rừng Amazon rất khó tiếp cận. Chính vì vậy, nhiều bộ lạc sống trong rừng bị biệt lập với thế giới bên ngoài vì cả hai phía, chúng ta rất khó tiếp cận họ, và chính họ cũng rất khó thoát ra khỏi những tán lá hàng ngàn năm. Lý do họ vẫn tồn tại biệt lập như vậy vì chính phủ các nước có rừng Amazon quyết định để họ sống như vậy vì có một số bộ lạc chống lại sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Điều đó dẫn đến một vài vụ tấn công cũng như khiến cho một vài cố gắng tiếp xúc đã dẫn tới những thiệt mạng đáng tiếc.
Kể từ Năm 1492, sau khi Columbus khám phá ra châu Mỹ, rất nhiều người bản địa đã chết. Các cộng đồng bản địa ở châu Mỹ “bị suy tàn do phơi nhiễm với những dịch bệnh của Cựu Thế giới, rồi sụp đổ trước sự càn quét của dịch bệnh”.
Người bản địa, sống trong những cánh rừng ngàn năm, chưa từng tiếp xúc và không có khả năng miễn dịch với đậu mùa, sởi và cúm, những căn bệnh mà Columbus cùng đoàn người của ông đưa đến đảo Hispaniola. Theo Tổ chức Nghiên cứu Y học Oklahoma (OMRF), ước tính có 250.000 người bản địa sinh sống tại Hispaniola vào năm 1492. Tuy nhiên, tới năm 1517, con số này chỉ còn 14.000.
Một số nhà sử học tin rằng những căn bệnh mà người châu Âu và châu Phi mang tới “Tân Thế giới” có thể đã giết chết tới 90% dân số bản địa, tỷ lệ chết chóc cao hơn cả “Cái chết Đen”, tức bệnh dịch hạch, hoành hành ở châu Âu thời trung cổ.
Năm 2022, Người duy nhất còn sống sót của một bộ tộc vô danh bị diệt vong ở rừng rậm Amazon đã qua đời ở độ tuổi 60.
Một quan sát viên thuộc tổ giám sát Quỹ Thổ dân Quốc gia Brazil (Funai) cho biết đã phát hiện thi thể nằm trên võng đang bị phân hủy của người đàn ông cuối cùng thuộc một bộ tộc bị diệt vong ở khu Tanaru, rừng rậm Amazon. Quan sát viên này tin rằng người đàn ông đã chuẩn bị cho cái chết của mình khi quanh thi thể xếp những chiếc lông vũ màu sắc rực rỡ.
Người đàn ông cô độc và bí ẩn này được biết đến với biệt danh “Índio do Buraco” (người sống trong hố), bởi ông dành phần lớn thời gian ẩn nấp hoặc trú ẩn trong những cái hố. Người đàn ông này đã sống một mình trong rừng suốt nhiều thập kỷ khi lâm tặc chiếm đất và giết chết toàn bộ người trong bộ tộc vào những năm 1980. Kể từ đó người đàn ông từ chối giao tiếp, đặt bẫy và bắn tên vào bất cứ ai đến quá gần mình.
Funai lần đầu tiên chú ý đến người đàn ông này vào giữa những năm 1990. Các nhà hoạt động xã hội bản địa khi đó đã tìm thấy những thửa đất trồng trọt nhỏ bị phá hủy bởi các lâm tặc và phần còn lại của những ngôi nhà của bộ tộc bí ẩn ở khu vực dọc theo biên giới của Brazil với Bolivia. Khu vực này là nơi luôn bị những lâm tặc, người khai khoáng trái phép dòm ngó vì có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Funai sau đó lập hàng rào tự nhiên để người đàn ông này sống, kêu gọi bảo vệ khu vực này và thành lập khu bảo tồn Tanaru năm 1997. Sau khi người đàn ông qua đời, OPI kêu gọi duy trì khu bảo tồn ở trạng thái hiện tại và đề nghị các quan chức thực hiện những nghiên cứu khảo cổ học, nhân chủng học để làm sáng tỏ nền văn minh bộ tộc này.
Cái chết của người đàn ông cuối cùng của bộ lạc vô danh này đã khiến cho nhiều nhà nhân loại học lo lắng về việc mất đi một ngôn ngữ và văn hóa dân tộc của các bộ tộc thiểu số. Các tổ chức bảo vệ người bản địa cho biết còn khoảng từ 235 đến 300 bộ tộc còn sót lại ở khu vực Amazon, nhưng rất khó xác định một con số chính xác vì đa số họ đều tránh xa thế giới văn minh. Ít nhất 30 bộ tộc được cho là đang sống sâu trong rừng rậm và không có con số thống kê nào về số lượng, ngôn ngữ hoặc văn hóa của họ.
Chính phủ Brazil đã từng cố gắng tìm hiểu xem có bao nhiêu người đang sống ở trong khu vực Amazon bị cô lập, vì lý do kiểm soát dân số. Vào năm 2007, một hoạt động chụp ảnh từ máy bay tầm thấp trong quá trình tìm kiếm bất ngờ bị tấn công bởi những mũi tên của một bộ tộc chưa từng được biết đến trước đây.
Sau đó vào năm 2011, một vệ tinh đã phát hiện một vài đốm sáng trong một góc rừng mà không ai nghĩ là có thể sinh sống được. Sau một quá trình tìm hiểu, cuối cùng họ cũng xác định được những đốm sáng đó là do con người gây ra. Cho đến nay, chúng ta cũng chỉ biết họ qua một vài bức ảnh.
Đóng góp của Ishi, “người da đỏ hoang dã cuối cùng” ở Hoa Kỳ trong việc tái hiện lại hình ảnh người Yahi bản địa là rất to lớn tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn trọn vẹn. Mặc dù ông đã cung cấp rất nhiều thông tin, song sau 4 năm rưỡi sống trong nền văn minh, Ishi đã mắc bệnh lao phổi và cuối cùng ra đi vì kiệt sức, để lại nhiều câu hỏi cho chúng ta tới tận ngày nay không một lời đáp. Cuộc đời đầy sóng gió, thăng trầm của Ishi đã kết thúc với một chấm dứt lặng buồn, để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Đôi khi, việc đơn độc một mình trong hy vọng tìm kiếm những người cùng bộ lạc có lẽ sẽ tốt hơn việc lao vào thế giới văn minh…
Em là gà…!