Vào những thời điểm cuối năm, chúng ta sẽ phàn nàn về sự khó mua vé của đường sắt, các hãng hàng không, sự lộn xộn và kém hiệu quả của các sân bay cũng như chỗ ngồi nêm chặt nhiều người. Chúng ta không cần phải quay trở lại rất xa để có cảm giác việc di chuyển đường dài thực sự khó khăn như thế nào trước đây. Chỉ cần lùi lại khoảng hơn một trăm năm khi bạn đi du lịch bằng tàu hỏa hoặc tàu thủy, nơi đủ loại rủi ro có thể ập đến với bạn. Một hành trình hiện nay có thể mất vài giờ hoặc vài chục giờ buồn tẻ, thì vào năm 1914, có thể mất vài ngày hoặc vài chục ngày.
Chúng ta hãy tham khảo một bản đồ đăng trên website OpenCulture cho thấy khoảng thời gian di chuyển từ London đi khắp nơi trên thế giới năm 1914. Thời gian di chuyển được mã hóa bằng màu. Nếu chúng ta khởi hành từ London, chúng ta sẽ đến hầu hết các nước châu Âu trong vòng 5 ngày. Xa hơn một chút, chúng ta có thể tới Nga, các nước thuộc Bán đảo Scandinavia, New york. trong vòng từ 5 đến 10 ngày. Chúng ta sẽ tới Los Angeles hay San Francisco trong vòng 10 đến 20 ngày. Chúng ta sẽ tới Sydney, các nước Nam Mỹ, các nước phía Tây châu Phi trên 40 ngày. Ngày nay từ London bay đi các nước châu Âu và rất nhiều nơi khác chỉ mất dưới nửa ngày. Thời gian di chuyển lâu nhất cũng chỉ mất một ngày rưỡi. Ví dụ cách đây hơn 100 năm đi tự London tới San Francisco mất 20 ngày thì ngày nay chỉ mất nửa ngày. Mọi thứ đã phát triển, việc di chuyển đã thuận lợi và nhanh hơn xưa rất nhiều. Nhưng vẫn có những nơi trên thế giới rất khó khăn để tới. Quần đảo Pitcairn là một ví dụ. Đây là một quần đảo của Anh nằm ở phía Nam Thái Bình Dương. Quần đảo là lãnh thổ hải ngoại của Anh. Chỉ có Đảo Pitcairn, đảo lớn thứ nhì, là có người ở. Quần đảo nổi tiếng do nó là ngôi nhà của những hậu duệ của những người nổi loạn trên tàu Bounty và những người Tahiti đi cùng họ, một sự kiện được thuật lại trong nhiều cuốn sách và phim truyện, phim gần nhất năm 1984 có sự tham gia của Mel Gibson.
Trên đảo chỉ có 50 cư dân (từ chín gia đình). Không hề có sân bay trên đảo, vì vậy việc di chuyển đến đảo hoặc từ đảo đi mọi nơi đều dựa vào tàu, thuyền. Chúng ta thử xem di chuyển từ London tới đảo Pitcairn sẽ mất bao lâu. Đầu tiên chúng ta cần di chuyển từ London tới Los Angeles. Tiếp theo chúng ta đi từ Los Angeles tới Tahiti. Tổng cộng từ London tới Tahiti mất 24 giờ bay. Tiếp tục chúng ta sẽ bay từ Tahiti tới đảo Mangareva, cần lưu ý chuyến bay này chỉ có duy nhất một chuyến mỗi tuần và sẽ mất 5 giờ 30 phút bay. Từ đảo Mangareva tới đảo Pitcairn chúng ta còn một khoảng cách 531 ki lô mét và chỉ có thể di chuyển bằng tàu thủy. Mỗi 3 tháng, chỉ có duy nhất một chuyến tàu đi từ Mangareva tới đảo Pitcairn. Nếu chúng ta may mắn bước chân lên tàu thì chúng ta sẽ trải qua hành trình 32 giờ nữa mới đặt chân tới đảo Pitcairn.
Tiếp theo là Quần đảo Kerguelen. Còn được gọi là Quần đảo Cô độc, là một nhóm đảo tại phía nam Ấn Độ Dương, cách nơi có người sinh sống gần nhất là Madagascar, 3.300 ki lô mét. Quần đảo là một phần của Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp và tạo thành một đơn vị hành chính riêng biệt. Quần đảo không có cư dân bản địa, song nước Pháp duy trì sự hiện diện thường xuyên của từ 50 đến 100 nhà khoa học, kĩ sư và nhà nghiên cứu tại đây.
Cũng giống như Quần đảo Pitcairn, ở đây không có sân bay. Chỉ có một cách duy nhất để đến đây là sử dụng tàu, thuyền. Cứ mỗi ba tháng một lần, có một tàu chở hàng hóa tiếp tế và vận chuyển đi từ Đảo Reunion, gần Madagascar tới Quần đảo Kerguelen. Vì vậy trước hết muốn tới Quần đảo Kerguelen, chúng ta cần phải tới Đảo Reunion. Sau đó sẽ mất 6 ngày di chuyển bằng tàu từ Đảo Reunion đến Quần đảo Kerguelen. Điều đó có nghĩa là sẽ mất ít nhất 1 tuần để từ London tới Quần đảo Kerguelen. Chưa hết, ngọn núi cao nhất Quần đảo Kerguelen là Mont Ross là núi lửa dạng tầng, với độ cao 1.850 mét. Mont Ross, có thể nhìn thấy từ xa, là một trong số 1.500 siêu núi trên trái đất.
Mont Ross được đặt tên theo nhà thám hiểm Sir James Clark Ross. Người đầu tiên đặt chân lên đỉnh của nó là kỹ sư quân sự người Pháp Henri Journoud, sử dụng máy bay trực thăng, vào đầu những năm 1960. Tuy nhiên, ngọn núi lần đầu tiên được leo lên vào năm 1975 bởi Jean Afanassieff và Patrick Cordier. Nó thật sự là một trong những nơi khó đến nhất trên trái đất này.
Vẫn còn những nơi cực kỳ khó đến trên trái đất, Mount Sidley là một ví dụ tiếp theo. Núi Sidley là ngọn núi lửa không hoạt động cao nhất ở Nam Cực, với độ cao của đỉnh là 4.181 đến 4.285 mét Đây là một ngọn núi lửa hình khiên khổng lồ, chủ yếu được bao phủ bởi tuyết. Vị trí cực kỳ xa xôi của núi lửa có nghĩa là nó ít được biết đến ngay cả trong thế giới leo núi so với Núi Erebus dễ tiếp cận hơn nhiều, ngọn núi lửa cao thứ hai ở Nam Cực nằm gần các căn cứ của Hoa Kỳ và New Zealand trên Đảo Ross. Bản thân châu Nam Cực đã là một nơi khó tiếp cận. Ngọn núi được phát hiện vào năm 1934 nhưng không ai có thể leo lên đỉnh của nó cho tới năm 1990. Cho đến ngày nay, chỉ có hai người chinh phục đỉnh núi.
Không thể, không nhắc đến đỉnh Everest. thuộc dãy Himalaya, là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848,86 mét,nó đã giảm độ cao 2,4 cm sau trận động đất tại Nepal ngày 25/04/2015 và đã dịch chuyển 3 cm về phía tây nam. Đường biên giới giữa Nepal và Trung Quốc chạy qua đỉnh Everest.
Tới thời điểm hiện tại, chỉ có khoảng 4.000 người chinh phục được đỉnh Everest. Tuy nhiên đã có 223 người bỏ mạng khi cố gắng chinh phục đỉnh Everest, với tỷ lệ là 1/20, tức là cứ 20 người cố gắng leo lên đỉnh Everest thì có một người chết. Điều đó nói lên mức độ nguy hiểm của việc leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới.
Đỉnh núi cao thứ hai thế giới là K2. cao 8.611 mét, nằm tại giáp ranh biên giới giữa Tân Cương, Trung Quốc và Pakistan, thuộc dãy núi Karakoram.
K2 được biết đến với tên gọi “Ngọn núi Hoang Dã” vì hành trình lên đỉnh rất khốc liệt. Với tỉ lệ tử vong cao thứ nhì trong những ngọn núi cao hơn 8000 mét, cứ mỗi 4 người lên đỉnh thành công là có một người chết, con số chính thức là 77 cái chết trong 300 lần chinh phục thành công. chưa ai từng leo K2 trong mùa đông.
Đỉnh Annapurna, mặc dù là ngọn núi cao thứ 10 trên thế giới, nhưng là ngọn núi có tỉ lệ tử vong cao nhất (191 lần chinh phục và 61 người chết). Tỷ lệ tử vong khi chinh phục Đỉnh Annapurna là 25%.
Ngọn núi cao nhất chưa hề có bước chân con người, chưa ai có thể chinh phục là Kangkar Punsum, với độ cao 7.5706 mét. Tên của nó có nghĩa là “Đỉnh trắng của ba anh em tâm linh” trong tiếng Dzongkha. Gangkhar Puensum nằm trên biên giới giữa Bhutan và Tây Tạng, Trung Quốc. Sau khi Bhutan mở cửa cho hoạt động leo núi vào năm 1983, đã có bốn cuộc thám hiểm nỗ lực lên đỉnh nhưng thất bại vào năm 1985 và 1986. Kể từ năm 2003, hoạt động leo núi đã bị cấm ở Bhutan. Điều đó đãn tới việc trong khoảng thời gian dài nữa sẽ khó có ai chinh phục được đỉnh núi này!
Muchu Chhish cao 7.453 mét là một ngọn núi ở Thung lũng Hunza, một khu vực tranh chấp do Pakistan quản lý.Thung lũng cũng được Ấn Độ tuyên bố chủ quyền, coi nó nằm trong lãnh thổ liên bang của Ladakh. Nằm ở một khu vực rất xa xôi và khó tiếp cận, vài nỗ lực đã được thực hiện để lên tới đỉnh, nhưng không thành công. Muchu Chhish là một trong những ngọn núi cao nhất trên Trái đất vẫn chưa bị chinh phục.
Em là gà…!