Những quốc gia, vùng lãnh thổ mà nước Anh đã từng xâm chiếm

Chia sẻ trên Facebook

Đế quốc Anh là đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với thế lực toàn cầu đứng đầu trong hơn một thế kỷ, đánh bại cả Napoleon đại đế và khiến Tây Ban Nha suy tàn. Vào thời kỳ đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh thường được ví với câu nói “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn” bởi lãnh thổ mở rộng ra toàn địa cầu. Thời bấy giờ, lãnh thổ của đế quốc Anh dài trên khắp 5 châu lục với hơn 100 vùng lãnh thổ và các quần đảo hải ngoại. Bao phủ diện tích hơn 33.670.000 km², gần một phần tư tổng diện tích toàn cầu và cai trị khoảng 413 triệu người, chiếm 1 phần 5 dân số thế giới lúc bấy giờ. Do đó, những di sản văn hóa, ngôn ngữ và luật pháp của đế quốc này được truyền bá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Sau khi James Hagreaves phát minh ra máy kéo sợi, Cartwright phát minh ra máy dệt, đến lượt James Watt đã phát minh ra máy hơi nước nhằm tăng thêm sức mạnh đế quốc của Anh. Cùng với điện báo và các công nghệ mới ra đời tăng khả năng kiểm soát và phòng thủ hiệu quả. Nhờ đó, đế quốc Anh nhanh chóng có một đội thương thuyền và một lực lượng hải quân hùng mạnh nhằm thực hiện khát vọng bành trướng lãnh thổ.
Động cơ hơi nước của Thomas Newcomen sinh ra cách mạng công nghiệp. Cha đẻ của đường sắt là George Stephenson xây dựng tuyến đường sắt liên đô thị công cộng đầu tiên trên thế giới, đó là đường sắt Liverpool và Manchester.
Đặc biệt phải kể những đóng góp và sự cống hiến vô cùng to lớn cho tri thức nhân loại của nhà vật lý, nhà toán học, nhà khoa học Isaac Newton.
Một thành tựu đáng ghi nhận của James Cook – vị thuyền trưởng, nhà thám hiểm và là người đầu tiên đã vẽ chính xác hải đồ của nhiều vùng đất và ghi lại nhiều hòn đảo, đường biển trên bản đồ châu Âu. Ông đã thực hiện ba chuyến hải trình đến New Zealand, Tahiti và Hawaii đã giúp Anh mở rộng đế quốc ra toàn cầu.

Đế quốc Anh đã thực hiện hàng loạt các cuộc xâm chiếm lãnh thổ, thực hiện các chính sách chia để trị – “dùng người bản xứ đánh người bản xứ”. Đồng thời, kiểm soát việc sản xuất hàng hóa, kỹ nghệ và thông qua các đạo luật hàng hải nhằm kiểm soát các thuộc địa.
Trong quá trình xâm chiếm. Đế quốc Anh sử dụng lực lượng hải quân hùng hậu và mạnh nhất thế giới nhằm thiết lập củng cố sức mạnh từng bước thôn tính các vùng đất rộng lớn. Bên cạnh đó, để vươn lên bá chủ thế giới trong mọi lĩnh vực đế quốc Anh thực hiện chiến lược đồng hóa hoặc tiêu diệt bằng ngôn ngữ, giống nòi, văn hóa…

Thuộc địa gần nước Anh nhất chính là Ireland.
Cuộc xâm lược Ireland của người Anh.Norman diễn ra vào cuối thế kỷ 12, khi người Anh dần dần chinh phục và giành được những vùng đất rộng lớn từ người Ireland, nơi mà các vị vua của Anh sau đó đã tuyên bố chủ quyền.
Vào tháng 5 năm 1169, lính đánh thuê Anh.Norman đổ bộ vào Ireland theo yêu cầu của Diarmait mac Murchada (Dermot MacMurragh), vị vua bị phế truất của Leinster, người đã tìm kiếm sự giúp đỡ của họ để giành lại vương quyền của mình. Sau cuộc xâm lược của người Anh.Norman năm 1169–1171, Ireland nằm dưới sự kiểm soát luân phiên từ các lãnh chúa Norman và Vua Anh. Mãi đến sau Chiến tranh giành độc lập Ireland, năm 1921 Nhà nước Tự do Ireland được thành lập với tư cách là một Quốc gia Tự trị vào ngày 6 tháng 12 năm 1922. Bắc Ireland vẫn nằm trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Tiếp theo là nước Pháp. Nước Pháp là nước bị nước Anh xâm lược nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên Thế Giới! Chúng ta không thể đi vào chi tiết vì có quá nhiều, chỉ điểm qua một danh sách dài những cuộc xâm lược đó.

Chiến tranh Anh-Pháp (1202-1214): Cuộc chiến tranh giữa Vương triều Capetian của Pháp và nhà Plantagenet của Anh Quốc, kết thúc với trận chiến Bouvines.
Chiến tranh Trăm Năm (1337-1453).
Chiến tranh Anh-Pháp (1475).
Chiến tranh Anh-Pháp (1488).
Chiến tranh Anh-Pháp (1489-1492).
Chiến tranh Anh-Pháp (1512-1514) (một phần của Chiến tranh Liên minh Cambrai).
Chiến tranh Anh-Pháp (1522-1526) (một phần của cuộc chiến tại Ý 1521-1526).
Chiến tranh Anh-Pháp (1542-1546) (một phần của cuộc chiến tại Ý 1542–1546).
Chiến tranh Anh-Pháp (1549-1550).
Chiến tranh Anh-Pháp (1557-1559) (một phần của cuộc chiến tại Ý 1551-1559).
Chiến tranh Anh-Pháp (1627-1629) (một phần của cuộc Chiến tranh Ba mươi năm).
Chiến tranh Anh-Pháp (1666-1667) (một hậu quả nhỏ của cuộc Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai).
Chiến tranh Anh-Pháp (1689-1697) (một phần của cuộc Chiến tranh Chín năm).
Chiến tranh Anh-Pháp (1702-1713) (một phần của cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha).
Chiến tranh Anh-Pháp (1744-1748) (một phần của cuộc Chiến tranh Kế vị Áo).
Chiến tranh Anh-Pháp (1756-1763) (một phần của cuộc Chiến tranh Bảy năm).
Chiến tranh Anh-Pháp (1778-1783) (một phần của cuộc Cách mạng Mỹ).
Chiến tranh Anh-Pháp (1793-1802) (một phần của cuộc Cách mạng Pháp).
Chiến tranh Anh-Pháp (1803-1814) (một phần của Những cuộc chiến tranh Napoléon, xem chi tiết tại bài Chiến tranh Bán đảo).
Chiến tranh Anh-Pháp (1815) (một phần của Những cuộc chiến tranh Napoléon, xem chi tiết tại bài Vương triều Một trăm ngày). Một số sử gia gọi các cuộc chiến tranh Anh-Pháp từ năm 1689 cho đến năm 1815 là Chiến tranh Một trăm năm lần thứ hai.
Chiến tranh Anh-Pháp (1941-1942) (một phần của trận Địa Trung Hải trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai).

Tiếp theo là một danh sách khác các cuộc chiến giữa Anh quốc và Tây Ban Nha.

Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1585–1604), là một phần của cuộc Chiến tranh Tám mươi năm
Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1625–1630), là một phần của cuộc Chiến tranh Ba mươi năm
Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1654–1660)
Một phần trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha (1702–1713)
Chiến tranh Liên quân Bốn Nước (1718–1720)
Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1727–1729)
Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1739–1742), sau này là một phần của cuộc Chiến tranh Kế vị Áo (1740–1748)
Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1761–1763) là một phần của cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756–1763)
Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1779–1783) là một phần của cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ
Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1796–1808) là một phần của phong trào Cách mạng Pháp (1796-1802) và các cuộc chiến tranh Napoléon

Chúng ta điểm qua, các nước, vùng lãnh thổ khắp thế giới đã từng xung đột với vương quốc Anh từ năm 1700 cho đến nay. Do sự thay đổi của lịch sử về lãnh thổ, tên các nước chỉ là tương đối, danh sách cũng không đầy đủ:
Nga Sa Hoàng (một phần Đại chiến Bắc Âu 1700 đến năm 1721)
Tây ban nha (một phần Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha 1701–1714)
Đức (một phần Chiến tranh Kế vị Áo 1740–1748)
Thụy Điển (một phần Chiến tranh Kế vị Áo 1740–1748)
Ý (Đế chế La Mã) (một phần Chiến tranh Bảy năm 1756–1763)
Nga (một phần Chiến tranh Bảy năm 1756–1763)
Thụy Điển (một phần Chiến tranh Bảy năm 1756–1763)
Ấn Độ (Vương quốc Mysore) Chiến tranh Anh-Mysore lần thứ nhất (1766–1769)
Ấn Độ (Đế quốc Maratha) Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ nhất (1774–1783)
Hoa Kỳ Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ (1775–83)
Hà Lan Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ 4 (1780–83)
Ấn Độ (Vương quốc Mysore) Chiến tranh Anh-Mysore lần thứ hai (1780–1784)
Ấn Độ (Vương quốc Mysore) Chiến tranh Anh-Mysore lần thứ ba (1789–1792)
Ba Lan (Chiến tranh Cách mạng Pháp 1793–1802)
Hà Lan (Cộng hòa Batavian) (Chiến tranh Cách mạng Pháp 1793–1802)
Thụy Sỹ (Cộng hòa Helvetic) (Chiến tranh Cách mạng Pháp 1793–1802)
Ý (Cộng hòa Cisalpine) (Chiến tranh Cách mạng Pháp 1793–1802)
Ả Rập Saudi (Tiểu vương quốc Diriyah)Cuộc xâm lược của Ufaisan (1793)
Jamaica (Chiến tranh Maroon lần thứ hai 1795–1796)
Sri Lanka (Vương quốc Kandy) Chiến tranh Kandyan (1796–1818)
Ấn Độ (Vương quốc Mysore) Chiến tranh Anh-Mysore lần thứ tư (1798–1799)
Sierra Leone (Vương quốc Koya)Chiến tranh Temne (1801–1807)
Ấn Độ (Đế quốc Maratha) Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ hai (1802–1805)
Sri Lanka (Vương quốc Kandy) Chiến tranh Kandyan lần thứ nhất (1803–1805)
Thổ Nhĩ Kỳ (đế chế Ottoman) Chiến tranh Anh-Thổ (1807–1809)
Đan Mạch-Na Uy Chiến tranh pháo hạm (1807–1814)
Nga Chiến tranh Anh-Nga (1807–1812)
Các Tiểu vương quốc Ả Rập (Al-Qasimi) Chiến dịch Vịnh Ba Tư năm 1809
Nam Phi (người Xhosa)Chiến tranh Xhosa lần thứ 4 (1811–1812)
Hoa Kỳ Chiến tranh năm 1812 (1812–1815)
Ý (Vương quốc Napoli) Chiến tranh Liên minh thứ sáu (1812–1814)
Ba Lan (Công quốc Warszawa) Chiến tranh Liên minh thứ sáu (1812–1814)
Đan Mạch-Na Uy Chiến tranh Liên minh thứ sáu (1812–1814)
Ghana (Đế chế Ashanti) Chiến tranh Ashanti lần thứ nhất (1823–1831)
Miến Điện Chiến tranh Anh-Miến lần thứ nhất (1824–1826)
Somali (Vương quốc Hồi giáo Isaaq) Anh tấn công Berbera (1827)
Ethiopia (Vương quốc Hồi giáo Isaaq) Anh tấn công Berbera (1827)
Canada Các cuộc nổi loạn năm 1837 (1837–1838)
Afghanistan Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất (1839–1842)
Trung Quốc (Nhà Thanh)Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839–1842)
Ai Cập Chiến tranh Ai Cập-Ottoman lần thứ hai (1839–1841)
Mexico Chiến tranh giai cấp Yucatan (1847–1901)
Trung Quốc (Thái Bình Thiên Quốc) Khởi nghĩa Thái Bình (1850–1864)
Miến Điện Chiến tranh Anh-Miến Điện lần thứ hai (1852–1853)
Trung Quốc (Nhà Thanh) Chiến tranh nha phiến lần thứ hai (1856–1860)
Georgia Chiến tranh Anh-Ba Tư (1856–1857)
Ác-mê-ni-a Chiến tranh Anh-Ba Tư (1856–1857)
A-déc-bai-gian Chiến tranh Anh-Ba Tư (1856–1857)
Pakistan Chiến tranh Anh-Ba Tư (1856–1857)
Nhật Bản Bắn phá Kagoshima (1863)
Etiopia Chuyến thám hiểm của Anh tới Abyssinia (1867–1868)
Ghana Chiến tranh Ashanti lần thứ ba (1873–1874)
Bờ Biển Ngà Chiến tranh Ashanti lần thứ ba (1873–1874)
Togo Chiến tranh Ashanti lần thứ ba (1873–1874)
Ai Cập Cuộc nổi dậy Urabi (1879–1882)
Nam Phi Chiến tranh Boer lần thứ nhất (1880–1881)
Tây Tạng Chuyến thám hiểm Sikkim (1888)
Zimbabwe Chiến tranh Matabele lần thứ nhất (1893–1894)
Tanzania Chiến tranh Anh-Zanzibar (1896)
Đức Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918)
Áo Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918)
Hungary Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918)
Bulgary Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918)
Thổ Nhĩ Kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918)
Nga Chiến tranh giành độc lập của Estonia (1918–1920)
Lavia Chiến tranh giành độc lập của Estonia (1918–1920)
Nga Chiến tranh giành độc lập Latvia (1918–1920)
Lavia Chiến tranh giành độc lập Latvia (1918–1920)
Mông Cổ Sự can thiệp của quân Đồng minh trong Nội chiến Nga (1918–1920)
Estonia Sự can thiệp của quân Đồng minh trong Nội chiến Nga (1918–1920)
Ucraina Sự can thiệp của quân Đồng minh trong Nội chiến Nga (1918–1920)
Lavia Sự can thiệp của quân Đồng minh trong Nội chiến Nga (1918–1920)
Nga Sự can thiệp của quân Đồng minh trong Nội chiến Nga (1918–1920)
Azerbaijan Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923)
Gruzia Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923)
Afghanistan Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923)
Ý Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923)
Nga Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923)
Thổ Nhĩ Kỳ Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923)
Ả Rập Xê Út Chiến tranh Kuwait–Najd (1919–1920)
Iraq Cách mạng Iraq vĩ đại năm 1920 (1920)
Israel Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Palestine Bắt buộc (1939–1948)
Đức Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Ý Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Nhật Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Hungary Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Bulgary Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Croatia Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Slovakia Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Phần Lan Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Iraq Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Thái Lan Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945)
Anbani Nội chiến Hy Lạp (1944–1948)
Nam Tư Nội chiến Hy Lạp (1944–1948)
Bulgary Nội chiến Hy Lạp (1944–1948)
Indonesia Cách mạng Quốc gia Indonesia (1945–1949)
Việt Nam Chiến dịch Masterdom (1945–1946)
Malaysia Tình trạng khẩn cấp của Mã Lai (1948–1960)
Nga Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)
Trung Quôc Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)
Triều Tiên Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)
Ai Cập 1951 Chiến tranh Anh-Ai Cập (1951–1952)
Ai Cập Khủng hoảng Suez (1956–1957)
Iceland Chiến tranh cá tuyết lần thứ nhất (1958–1961)
Iceland Chiến tranh cá tuyết lần thứ hai (1972–1973)
Iceland Chiến tranh cá tuyết lần thứ ba (1975–1976)
Ác-hen-ti-na Chiến tranh Falklands (1982)
Syria Lực lượng đa quốc gia tại Liban (1982–1984)
Iran Lực lượng đa quốc gia tại Liban (1982–1984)
Iraq Chiến tranh vùng Vịnh (1990–1991)
Serbia Chiến tranh Bosnia (1992–1995)
Bosnia Chiến tranh Bosnia (1992–1995)
Iraq Chiến dịch Cáo sa mạc (1998)
Nam Tư Chiến tranh Kosovo (1998–1999)
Liberia Nội chiến Sierra Leone (2000–2002)
Afghanistan Chiến tranh ở Afghanistan (2001–2021)
Iraq Chiến tranh Iraq (2003–2009)
Libya Nội chiến Libya lần thứ nhất (2011)

Tác giả người Anh, Stuart Laycock, đã viết cuốn sách mang tên All the Countries We’ve Ever Invaded.( Tất cả các quốc gia chúng ta từng xâm lược )

Phew, kể ra thôi đã mệt bã cả người! Kinh khủng thật!


Chia sẻ trên Facebook

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!
Lên đầu trang