Cá voi là tên gọi chung cho nhiều loài động vật dưới nước trong bộ Cá voi (Cetacea). Hiện nay trên trái đất, người ta đã tìm thấy khoảng 90 loài cá Voi khác nhau. Thuật ngữ cá voi đôi khi ám chỉ mọi loài trong bộ Cá voi, bao gồm cá nhà táng, cá voi hoa tiêu, cá voi trắng, cá voi xanh, cá voi lưng gù, cá voi đầu cong… nhưng không bao gồm các loài cá heo và cá heo chuột.
Cá Voi là sự tiến hóa từ những loài động vật có vú sống ở trên cạn. Tổ tiên của chúng là những loài động vật ăn thịt thuộc bộ móng guốc.
Loài này đã tuyệt chủng từ khoảng 48 triệu năm về trước, giống Cetaceans và giống Archaeocetes
Sau những biến đổi về địa chất, những loài động vật thuộc giống Cetaceans và giống Archaeocetes, dần tiến hóa và chuyển xuống sống ở bên trong môi trường nước.
Khoảng 5 – 10 triệu năm trở lại đây chúng mới thật sự tiến hóa và hoàn toàn thích nghi được với cuộc sống ở môi trường nước.
Nguồn gốc sinh sống trên mặt đất của bộ Cá voi được chỉ ra bởi:
Chúng cần phải thở không khí trên mặt nước;
Các xương của vây giống với các chi của động vật có vú
Sự chuyển động thẳng đứng của cột sống, đặc trưng của một loài động vật có vú hơn so với các chuyển động ngang của cá.
Câu hỏi làm thế nào một nhóm các động vật có vú đất trở nên thích nghi với đời sống thủy sinh là một bí ẩn cho đến khi người ta khám phá ra nhiều hoá thạch cá voi cổ, bắt đầu từ cuối những năm 1970 ở Pakistan. Các hoá thạch đã cung cấp bằng chứng về nhiều giai đoạn trong quá trình các loài thú sống trên đất liền tiến hoá thành thú sống ở biển.
Trước kia, các nhà khoa học không thể lý giải tại sao một loài thú có vú như cá voi lại sống dưới biển. Đây là luận điểm để những người chống đối thuyết tiến hóa dựa vào. Về logic thì lý lẽ của 2 bên như sau:
Chống đối thuyết tiến hóa: Nếu không có tiến hóa, thì cá voi phải luôn tồn tại dưới hình dáng hiện tại, trong môi trường nước hiện tại và không hề có dấu hiệu gì ở bất cứ giai đoạn nào trong vòng đời dính líu gì đến thú trên cạn. Cá voi sẽ không có quan hệ gần với nhóm thú trên cạn nào, vì nó được tạo ra riêng biệt cho biển. Trong di tích hóa thạch cá voi sẽ xuất hiện thình lình, với một khoảng trống không thể lấp đầy: Không hề có dạng trung gian với những đặc điểm của cá voi VÀ thú trên cạn.
Ủng hộ thuyết tiến hóa: Nếu cá voi đã tiến hóa từ thú có vú sống trên cạn, thì ta sẽ tìm thấy trong gen và trong quá trình phát triển của cá voi những dấu tích của quá trình một loài vật trên cạn thay đổi để sống dưới nước. Phân tích di truyền hoặc/và giải phẫu, sinh lý sẽ cùng chỉ về một nhóm động vật trên cạn còn sống hay hóa thạch là gần gũi với cá voi hơn cả. Dĩ nhiên, phải có dạng trung gian với những đặc điểm của cá voi VÀ thú trên cạn.
Từ các khám phá hóa thạch vào thập niên 1970 trở về sau, chúng ta tìm thấy được: đầu tiên là Pakicetus, một loài thú sống trên cạn bình thường, nhưng lại có thành xương dày quanh vùng tai giống như cá voi ngày nay; kế tiếp đó Ambulocetus lại có thêm chân ngắn lại, bàn tay chân bè hơn như mái chèo, đuôi to khỏe, cộng bằng chứng phân tích xương và đất bao quanh hóa thạch cho thấy nó dành nhiều thời gian bơi lội hơn… rồi những hóa thạch cho thấy sự chuyển dần vị trí 2 lỗ mũi lên trên đỉnh đầu như Maiacetus, cũng như sự giảm dần rồi đến tách rời của xương hông và chân sau, đến khi chỉ còn lại đôi chân nhỏ xíu, dị dạng của Basilosaurus. Còn lại ngày nay chỉ là 1 mẩu xương tí hon và vô dụng trong mình cá voi, nơi đáng ra phải là một đôi chân. Không chỉ ở vẻ ngoài, cá voi, cá heo vẫn có gen tạo chân (lông, tai ngoài v.v), và bào thai vẫn có phát triển mầm chân sau trước khi bị cơ thể tái hấp thụ, lâu lâu ngư dân lại bắt được một con cá voi có chân sau dị dạng. Phân tích DNA, ta cũng thấy cá voi có họ hàng rất gần với những loài như hà mã, củng cố giả thiết cá voi có nguồn gốc trên cạn… Kết luận: Những bằng chứng hoàn toàn ủng hộ cho thuyết tiến hóa.
Bạn có biết đâu là loài động vật lớn nhất quả đất không? Chính là cá voi xanh.
Cá voi xanh Dài khoảng 33 mét và nặng khoảng 180 tấn hay thậm chí hơn nữa. Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất được biết từ trước đến nay trong lịch sử quả đất. Một trong những chi khủng long lớn nhất trong Đại Trung Sinh là Argentinosaurus chỉ nặng có 90 tấn, bằng với một con cá voi xanh trung bình.
Nếu bỏ qua thời kỳ của những con khủng long. Hiện nay, Con vật nặng nhất trên đất liền là một con voi. Để tiện so sánh, một con cá voi xanh nặng tương đương khoảng 25 con voi trưởng thành.
Cá voi tuy có thể ăn thịt người và khiến con người hoảng sợ với kích thước khổng lồ. Nhưng vì thực quản quá nhỏ nên nó không thể nuốt chửng được. Đặc biệt, cá voi tấm sừng hàm không có răng nên cho dù ăn những con mồi lớn, thức ăn cũng không thể vào dạ dày. Vì vậy, thức ăn của cá voi chủ yếu là các loài tôm-cua-cá bé nhỏ ở Đại Dương.
Dù loài động vật này không gây hại gì, nhưng vì kích thước quá to lớn khiến con người nhìn thấy đã khiếp sợ. Nhưng có một sự thật không phải ai cũng biết, đó là xác cá voi chết còn nguy hiểm hơn cá voi sống rất nhiều. Những ngư dân bám biển lâu năm đều cảnh báo rằng, tuyệt đối không được đến gần cá voi đã chết.
Như chúng ta đã biết, bất kể là người hay động vật khi chết đi thì vi khuẩn sẽ sản sinh và khiến cơ thể phân hủy một cách nhanh chóng. Nội tạng cá voi sẽ là thứ bị phân hủy trước tiên, tạo ra khí tích tụ trong dạ dày – thường là khí methane và các khí gốc nitrogen khiến cho cơ thể chúng trương phình.
Da cá voi rất dày và có tính đàn hồi cực mạnh, có thể chịu được áp suất cực lớn nên rất khó bị phân hủy. Khí gas này sẽ ngày càng tích tụ cực đại trong dạ dày khổng lồ của nó. Điều này dẫn đến một sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài cái xác.
Khi khí đạt đến một mức độ giới hạn, nó sẽ khiến xác cá nổ tung. Trên thực tế, đối với các loài sinh vật nhỏ thì sự nổ ấy không có gì đáng kể. Nhưng với loài vật khổng lồ này thì khác.
Hãy thử tưởng tượng, một con cá voi nặng khoảng hơn 100 tấn khi phát nổ sẽ như thế nào đây? Một cơ thể vĩ đại như vậy mà phân huỷ thành khí thì chuyện gì sẽ xảy ra chứ? Cơ thể chúng sẽ trở thành một quả bom nổ chậm.
Nhưng thường thì quả bom này chỉ nổ khi có tác động của con người. Nhiều người hiếu kỳ trèo lên xác cá voi chụp ảnh, lấy dao xin một ít da, thịt, răng… về làm kỷ niệm. Tất cả đều không biết rằng chỉ cần một vết cắt, cơ thể chúng sẽ phát nổ. Một vụ nổ xác cá voi sẽ bắn các tảng thịt vào không khí với tốc độ 70 km/h, khiến chúng bay xa đến 50m. Có thể nói, đó là một vụ nổ cực kỳ nguy hiểm. Những sinh vật xung quanh, trong đó có cả con người sẽ gặp nguy hiểm đến tính mệnh.
Ngay cả khi họ may mắn thoát chết, thì vi khuẩn trong xác cá voi sẽ bám lên cơ thể họ và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Vì vậy, các nhà khoa học cảnh báo, đừng lại gần cá voi dù nó sống hay chết. Bởi đây là loài động vật bạn chỉ nên ngắm nhìn từ xa, không nên đến gần.
Những sự cố liên quan xác cá voi chết.
Sự cố nổi tiếng nhất xảy ra ở Đài Loan vào năm 2004, khi một xác cá voi được đưa từ bờ biển về phòng thí nghiệm để nghiên cứu thì đột ngột phát nổ ngay giữa một con phố nhộn nhịp. Ruột gan phèo phổi của chú cá xấu số bắn tung tóe lên người đi đường và các cửa hiệu – không từ ngữ nào diễn tả được sự kinh tởm trong trường hợp này!
Một sự cố khác xảy ra vào năm 1970 ở Oregon, Mỹ, khi một vài quan chức muốn rã xác cá voi bằng…thuốc nổ. Họ nghĩ rằng những mẩu thịt còn sót lại sẽ được bọn hải âu xử đẹp, nhưng đời không như mơ. Kể cả khi một cựu quân nhân khuyên rằng lượng thuốc nổ kia là quá nhiều, người ta vẫn kiên quyết với ý định cho nổ xác chú cá voi. Dù khu vực nửa dặm quanh cái xác đã sạch bóng người, những tảng thịt lớn như những cái bàn cà phê vẫn bay vèo vèo trong không khí, phá nát vài chiếc xe cách đó gần 2 dặm! Các quan chức đã phải bỏ ra suốt một tuần để dọn dẹp đống hổ lốn, và điều nực cười là một phần khá lớn của cái xác vẫn chẳng hề suy suyển sau vụ nổ.
Em là gà…!