2.Văn học chữ Nôm
Không có văn kiện chính thức để khẳng định chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ thứ X, song vào thế kỷ XV, số lượng bài thơ Nôm tăng lên đáng kể. Một trong các thể thơ Nôm do chính người Việt sáng tạo nên đã trở thành một di sản văn hóa, đại diện cho ý chí thoát ly, muốn được độc lập của người Việt. Ấy chính là thể thơ lục bát.
Thể thơ lục bát là thể thơ gồm một câu 6 chữ và một câu 8 chữ ghép thành một cặp câu với độ dài không có cố định. Trong các thể thơ xuất hiện trong văn học Việt Nam, thơ lục bát đã mở đầu cho sự tự do, phóng khoáng trong việc sắp xếp các câu thơ, bằng việc không giới hạn số câu có trong bài. Một bài thơ có thể có đến hàng nghìn câu thơ lục bát, được ghép từ nhiều cặp câu lục bát khác nhau.
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6 7 8
Quy luật gieo vần thể thơ lục bát nhìn chung phải tuân theo 3 quy tắc: quy tắc gieo vần 6-8, quy tắc bằng trắc và quy tắc ngắt nhịp thơ.
Quy tắc gieo vần 6-8 thực chất khá đơn giản: khi gieo vần, tiếng số 6 của câu lục phải thành vần với tiếng số 6 của câu 8; Tiếp theo đó tiếng số 8 của câu bát phải thành vần với tiếng số 6 của cặp lục bát tiếp theo. Đây là cách gieo vần thơ lục bát cơ bản nhất, đảm bảo tính liên kết trong bài thơ. Nhờ có quy tắc này, thể thơ lục bát có được sự liên kết giữa các câu thơ và các cặp thơ.
Dưới đây là trích đoạn Chị em nhà Kiều trong Truyện Kiều, qua đó ta sẽ thấy được quy tắc gieo vần của thể thơ 6-8 xuất hiện trong thơ lục bát:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Quy tắc Bằng Trắc hiểu đơn giản là sự luân phiên của âm HUYỀN (H)- SẮC (S) trong các tiếng thứ 2,4,6 của câu 6 và 2,4,6,8 của câu thơ 8. Sơ đồ đơn giản:
1 H 3 S 5 H
1 H 3 S 5 H 7 S
Một lưu ý khác trong câu bát, tiếng thứ 6 và thứ 8 phải khác dấu, tức nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải là thanh ngang và ngược lại.
Dưới dây là một đoạn thơ trích từ đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, cũng đảm bảo được quy luật Bằng Trắc trong thể thơ lục bát cũng như quy tắc gieo vần:
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy, hô đàng xông vô.
Kêu rằng:”bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân’’.
Nghĩa là về mặt lý thuyết, các bác có thể sáng tác ra một “tác phẩm để đời” theo phong cách “bất cần đời, ai hiểu gì đó thì hiểu” tương tự thế này:
Trên đồng có một bông hoa
Trong nhà cũng một bông hoa như đồng
Người ta chăm lúa ngoài đồng
Còn tôi đang luyện với ông ngoài làng!
Song thất lục bát là thể thơ gồm có 1 cặp câu bảy chữ và 1 cặp câu lục bát ghép lại với nhau thành một khổ thơ, liên tục cho đến khi hết bài. Song thất lục bát cùng với thể thơ lục bát đã trở thành các thể thơ Nôm được ưa chuộng từ thế kỷ XV đến tận thế kỷ XX. Các tác giả sau này như Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Phan Huy Thông… cũng vẫn ưa chuộng thể thơ này, và họ cũng viết một vài bài thơ thể theo thể thơ này. Trong đó, nổi bật nhất là bản dịch Chinh Phụ Ngâm khúc thành thơ Nôm, sử dụng thể thơ song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm.
Quy luật gieo vần của thể thơ Song thất lục bát nhìn chung là có sự liên kết giữa cặp câu bảy chữ và cặp lục bát: chữ thứ bảy của câu đầu phải vần với chữ thứ 5 của câu bảy sau; chữ thứ bảy của câu bảy sau thì lại vần với chữ cuối câu lục, chữ cuối câu lục thì vần với chữ thứ sáu của câu bát; cuối cùng là chữ cuối câu bát lại vần với chữ thứ 5 của câu bảy tiếp theo.
3.Văn học hiện đại
Khi thực dân Pháp chính thức đô hộ Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, Văn học Việt Nam đã chính thức bước sang giai đoạn mới. Các thể thơ Đường Luật dần thất thế trước sự lên ngôi của các thể thơ mới.
Thể thơ bốn, năm, sáu, bảy, tám chữ. Nhìn chung, cả năm thể thơ này đều là những thể thơ có số chữ tương ứng với tên gọi, và không có sự giới hạn ở số câu. Bên cạnh sự tự do trong quy tắc gieo vần, các câu thơ này đôi khi là những sự phối ngẫu hợp ý, từ những khổ câu năm chữ, rồi nâng dần lên sáu, bảy, tám chữ. Mục đích của các thể thơ này vốn chỉ như một chiếc khung, còn đối với tác giả thơ Mới, các thể thơ này đều được sử dụng để biểu đạt bản sắc cá nhân của tác giả, truyền đạt đến người đọc những tâm tư, nguyện vọng và ý chí khát khao mà họ đang sở hữu.
Thể thơ Khoán thủ là lối lấy những chữ trong đề mục làm chữ đầu những câu thơ. Tham khảo một bài của tác giả ducle:
CHỈ giây phút trong lòng suy nghĩ .
LÀ biết bao mộng mị đầy vơi .
GIỌT cay giọt đắng trên đời .
NƯỚC tràn như muốn dạo chơi má hồng .
MẮT đượm buồn chiều đông ngấn lệ .
RƠI thành dòng mặc kệ buông trôi .
MANG đầy tâm sự nổi trôi .
BAO nhiêu kỷ niệm xa rồi còn đâu.
CẢM thấy vắng, úa sầu hơi thở .
XÚC động nhiều, phút ngỡ ngàng xa .
BAO lần thầm gọi thiết tha .
LỜI thương lời nhớ mặn mà buông lơi .
KHEN làm chi khi người cách trở .
CHÊ được sao khi lỡ phương trời
Lưu ý: Bí kíp “Thơ Thẩn chân kinh” này được “xào nấu” bằng cách hái lượm khắp “tàng kinh internet” nên độ tin cậy…không biết mô mà lần, bác nào luyện chân kinh này mà tẩu hỏa nhập ma thì tác giả hoàn toàn không chịu trách nhiệm!
Em là gà…!