Thưởng thức nghệ thuật dành cho gà mờ, viết bởi…gà mờ phần 3d

Chia sẻ trên Facebook

2b.Thời kỳ Baroque (khoảng 1580 – 1725): Nghệ thuật thời kỳ này khám phá những kỹ thuật như tương phản sáng tối, cường điệu hoá và mãnh liệt hoá cảm xúc. Ngoài ra, nhiều chủ đề khác như tranh phong cảnh, chân dung, lịch sử cũng phát triển mạnh mẽ. Các nhân vật lịch sử được phác hoạ với lối ăn mặc bình thường và cách cư xử tự nhiên, khác hẳn với sự hào nhoáng và cường điệu.

2c.Trường phái Rococo (khoảng 1700 – 1780): Nghệ thuật Rococo vui tươi và phóng túng, tập trung diễn tả sự xa hoa và giàu có, thông qua những chủ đề như thói quen sinh hoạt, vui chơi hội hè của tầng lớp quý tộc. Hội hoạ Rococo dùng màu sắc nhẹ nhàng sáng sủa đi kèm với chủ đề vui tươi đậm chất chủ nghĩa khoái lạc, đan xen vào đời sống con người là vài nét mang tính thần thoại. Nói chung cứ thấy tranh mô tả cuộc sống thường ngày của quý tộc, hơi cường điệu một chút (kiểu như ngày nay ta gọi là khoe của, “nổ”…), màu sắc vui tươi, đàn hát, ăn uống…hoặc thấy tranh kiểu thần thoại và cũng vậy: đàn hát, ăn uống, nhảy nhót…thì khả năng cao bạn đang ngắm một tác phẩm của trường phái Rococo.

2d.Trường phái Tân Cổ Điển (khoảng 1750 – 1850): Sau giai đoạn Rococo đầy sự cường điệu, xa hoa, công chúng và giới nghệ sĩ lại hướng niềm yêu thích của họ về với thế giới cổ điển, có nghĩa là quay về với những giá trị duy lý, khoa học, và nghiêm túc. Trường phái Tân Cổ Điển (Neoclassicism) đề cao sự giản dị, thuần khiết và thực tế của con người, đi cùng với tinh thần đạo đức cao cả. Dù là đời thực hay thần thoại, nếu thấy mô tả tỷ lệ cơ thể hoàn hảo, tức là không quá to, quá nhở, quá dài…Hoặc mô tả một người thật trong những sự kiện chính trị hay hàng ngày thì khả năng cao đó là Trường phái Tân Cổ Điển. Đây là hai ví dụ:

Ví dụ 1: Three Graces

Nguồn ảnh: Wikipedia

Ví dụ 2: Napoleon crossing the Alps

 

Nguồn ảnh: Wikipedia

 

 

Phần tiếp theo 3e

Phần trước


Chia sẻ trên Facebook

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!
Lên đầu trang