Cho dù có muốn “gói gọn” thì lịch sử hàng ngàn năm khó mà “gói gọn” được! Chúng ta tóm tắt mọi thứ lại từ Tiền sử tới Tân cổ điển để dễ hình dung (Hình minh họa chỉ có tính tương đối, hoàn toàn không phản ánh đúng).
Tiền sử: Phác hoạ những sinh vật bị săn bắt hàng ngày như bò rừng, hươu nai, linh dương…Hình đơn giản, trên mặt phẳng.
Cổ đại (3000 năm TCN – thế kỷ 5): Lối vẽ ước lệ và công thức, đơn giản trên mặt phẳng. Những người có địa vị cao, như thần thánh, vua chúa, đàn ông thường được vẽ to hơn, thể hiện địa vị quan trọng của họ. Những nhân vật khác như phụ nữ, trẻ em, người hầu, động vật sẽ được vẽ nhỏ hơn khá nhiều.
Trung Cổ (thế kỷ 5 – thế kỷ 15): Vẫn đơn giản, chưa thể hiện ba chiều. Chú ý tới câu chuyện, điển tích tôn giáo.
Phục Hưng (thế kỷ 15 – hết thế kỷ 16): Tự nhiên hơn. Thật hơn. Với sự hiểu biết sâu sắc trong nhiều lĩnh vực như khoa học, toán học, kỹ thuật, giải phẫu, địa chất đã làm nên tính cách mạng của nghệ thuật giai đoạn này.
Baroque (khoảng 1580 – 1725): Các nhân vật lịch sử được phác hoạ với lối ăn mặc bình thường và cách cư xử tự nhiên, khác hẳn với sự hào nhoáng và cường điệu.
Rococo (khoảng 1700 – 1780): Vui tươi và phóng túng, tập trung diễn tả sự xa hoa và giàu có, thông qua những chủ đề như thói quen sinh hoạt, vui chơi hội hè của tầng lớp quý tộc.
Tân Cổ Điển (khoảng 1750 – 1850): Đề cao sự giản dị, thuần khiết và thực tế của con người, đi cùng với tinh thần đạo đức cao cả.
Em là gà…!