Boston là một thành phố quan trọng của tiểu bang Massachusetts, là thủ phủ và thành phố lớn nhất của khu vực Thịnh vượng chung Massachusetts.
Boston nằm trong số những thành phố cổ nhất tại Hoa Kỳ, những người thực dân Thanh giáo từ Anh thành lập Boston trên bán đảo Shawmut vào năm 1630. Hai trường đại học nổi tiếng nhất nước Mỹ nằm tại đây. Harvard và MIT.
Nơi đây cũng là nơi đã xảy ra Vụ cướp bảo tàng bí ẩn nhất thế giới suốt hơn 3 thập kỷ chưa tìm ra manh mối. Trong một đêm Chủ Nhật của thế kỷ trước, hai tên cướp ngang nhiên xông vào khống chế các nhân viên bảo vệ của một bảo tàng tư nhân và cướp đi 13 tác phẩm nghệ thuật có tổng giá trị ước tính lên đến 500 triệu đô la, tất cả diển ra vỏn vẹn 81 phút. Hơn 30 năm đã qua đi, nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhưng thủ phạm cũng như tung tích những tác phẩm bị lấy mất vẫn bặt vô âm tín. Làm cách nào mà hai người đó lấy đi số tác phẩm nghệ thuật nửa tỷ đô la và trốn thoát trong 81 phút?
Hay quay trở lại từ thời điểm bắt đầu vụ án.
Nửa đêm chủ nhật ngày 18/3/1990, chiếc Dodge Daytona màu đỏ đỗ gần cổng bên hông bảo tàng dọc theo đường Palace Road, gần cổng chính Viện Bảo tàng Isabella Stewart Gardner, thành phố Boston. Trong xe có 2 gã đàn ông mặc sắc phục cảnh sát ngồi im lặng. Hôm ấy lại là ngày lễ thánh Patrick nên nhiều người đi lễ về khuya tin rằng cảnh sát có mặt là để bảo vệ cho sự an toàn của họ, tránh khỏi bọn cướp đường, xin đểu.
Vào khoảng 1h sáng hôm đó, Richard Abath (23 tuổi), bảo vệ ca đêm tại Bảo tàng Isabella Stewart Gardner trở lại bàn canh gác sau khi đi kiểm tra một vòng, đổi vị trí với một nhân viên bảo vệ khác. Lúc bấy giờ, đây là hai người duy nhất có mặt trong tòa nhà.
Lúc 1h24, một trong hai người đàn ông bên ngoài bấm còi ôtô, nói rằng họ là cảnh sát, nghe thấy tiếng động bên trong và yêu cầu được vào kiểm tra. Abath nắm rõ nguyên tắc không cho phép khách không mời vào bảo tàng, nhưng anh không chắc nguyên tắc này có áp dụng với cảnh sát hay không. Nhìn thấy đồng phục cảnh sát Boston, Abath không nghi ngờ ,và mở cửa.
Đi đến bàn an ninh, một trong hai “cảnh sát” nói Abath trông rất giống như một kẻ đang có lệnh truy nã nên yêu cầu anh cho xem căn cước. Abath phải úp mặt vào tường và sau đó bị còng tay. Abath tin rằng việc bắt giữ này là hiểu nhầm, cho đến khi nhận ra ria mép của một tay “cảnh sát” là giả. Vài phút sau đó, theo lệnh của hai viên cảnh sát, Abath buộc phải nói qua điện thoại, gọi người bảo vệ thứ hai là Dawson xuống phòng trực. Cũng như Abath, Dawson nhanh chóng bị còng tay.
Hai “cảnh sát” lộ nguyên hình là những tên cướp, lôi hai bảo vệ trẻ xuống tầng hầm, còng tay vào đường ống cách nhau 40 mét, quấn băng dính quanh tay, chân và đầu.
Sau khi khống chế được bảo vệ, hai tên cướp lên cầu thang để tới phòng Hà Lan (Dutch Room). Khi một trong hai tên tiến đến gần một bức tranh của Rembrandt, chuông báo động đã vang lên nhưng liền bị chúng đập vỡ. Rõ ràng hệ thống an ninh của bảo tàng có vấn đề. Chuông báo động chỉ nhằm báo cho nhân viên bảo vệ biết rằng có sự cố chứ không báo thẳng cho cảnh sát. Khi nhân viên bảo vệ ngồi tại bàn trực nghe báo động, họ sẽ gọi cho cảnh sát. Không thành công khi cố lôi bức “Tự họa” của họa sĩ Rembrandt từ năm 1629 ra khỏi khung gỗ rất nặng, chúng bỏ lại trên sàn nhà. Trong căn phòng này, chúng đã lấy bức “Bão trên biển hồ Galilee” cũng như “Quý bà và quý ông trong trang phục màu đen” của ông. Tác phẩm “Buổi hòa nhạc” của Vermeer, bức “Phong cảnh cùng tòa tháp” của Govaert Flinck bị gỡ khỏi khung hoặc cắt một cách thô bạo. Ngoài ra, chúng cũng trộm một chiếc bình quý từ triều đại nhà Thương ở Trung Quốc trong khi bỏ qua những tác phẩm giá trị hơn nhiều…
Kiệt tác “Chez Tortoni” của Manet cũng biến mất khỏi Blue Room. Hệ thống dò chuyển động do thấy những bước chân duy nhất được phát hiện tại phòng này vào ban đêm là lúc 12h27 và 12h53, trùng thời điểm Abath khai đi kiểm tra một vòng. Khung của bức tranh này được tìm thấy trên ghế trưởng bộ phận an ninh, Lyle W. Grindle.
Những tên trộm đã thực hiện hai chuyến chuyển đồ ra ôtô trong thời gian 81 phút. Trước khi rời hẳn, chúng tới chỗ bảo vệ lần nữa, nói: “Mày sẽ nghe tin từ bọn tao trong khoảng một năm”, tuy nhiên việc đó không bao giờ xảy ra. Hai bảo vệ vẫn bị còng tay cho đến khi cảnh sát thật sự có mặt lúc 8h15.
Trong số các tác phẩm bị đánh cắp, Buổi hòa nhạc là một bức tranh của nghệ sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer mô tả một người đàn ông và hai phụ nữ biểu diễn âm nhạc. Các chuyên gia tin rằng nó có thể là đồ vật bị đánh cắp có giá trị nhất trên thế giới. tính đến năm 2015, nó được định giá 250 triệu đô la Mỹ.
Đến nay, bảo tàng Gardner vẫn tiếp tục chủ động điều tra, hợp tác với Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Văn phòng chưởng lý Mỹ. Mặc dừ suốt 32 năm chúng ta vẫn chưa biết ai là người đã lấy cắp, và các tác phẩm đó hiện ở đâu. Chỉ có vài cái gọi là manh mối, khá thú vị. Richard Abath, là một ví dụ, khoảng 30 phút trước khi mọi việc xảy ra, Richard tới mở và đóng sập cửa phía Palace Road một cách nhanh chóng, hành động này về sau được anh giải thích nhằm đảm bảo cửa đã được khóa, theo đúng những gì được đào tạo. Những đêm trước, anh đều làm vậy. Không thể kết luận đó là hành động đáng ngờ, nhưng thời gian trùng hợp lại khiến nhiều người đặt giả thiết về tay trong. Hệ thống máy dò chuyển động đã không hề hoạt động ở tầng một khi hai tên cướp có mặt, nhưng nó đã từn hoạt động khi Richard Abath bước vào trước đó, thời điểm anh khai với FBI là có đi một vòng.
Trong suốt 25 năm, việc gián tiếp tiếp tay cho kẻ gian cuỗm 13 tác phẩm nghệ thuật trị giá 500 triệu đô la của Richard được coi là rủi ro của “lính mới” trong nghề canh gác. Tuy nhiên, năm 2015, các quan chức điều tra tiết lộ video dài 6 phút, khiến dư luận chú ý tới hành động của cậu thanh niên 23 tuổi.
Video cho thấy Richard làm nhiệm vụ canh gác vào hôm trước đó, mở cánh cửa cùng phía bọn trộm đột nhập, chấp nhận một người đàn ông mặc áo choàng dài, cổ áo lật bước qua. Người đàn ông này nói chuyện với Abath vài phút trước bàn làm việc trước khi rời khỏi phòng. Liệu đây có phải hành động “dọn đường” cho vụ cướp xảy ra chỉ 24 giờ sau đó? Khi được hỏi, Richard nói không nhận ra người đàn ông, cũng như không hề nhớ gì về cuộc gặp gỡ này.
Hiện Bảo tàng Gardner vẫn đang treo thưởng 10 triệu USD cho bất kì ai có thể cung cấp thông tin về vụ án.
Em là gà…!