Vương quốc Champa phần 1

Chia sẻ trên Facebook

Amaravati là một tiểu quốc Champa tồn tại trong giai đoạn từ năm 657 đến năm 1471, địa bàn tương ứng với vùng Quảng Nam – Đà Nẵng hiện nay. Nói rộng hơn, Chăm Pa là một quốc gia cổ, từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất tương ứng với miền Trung Việt Nam ngày nay, trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.

Ảnh: Báo Dân Việt

Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian, di cư đến đất liền Đông Nam Á, từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh, ở thế kỷ thứ nhất và thứ hai trước Công nguyên.

Theo chiều dài lịch sử, trên phạm vi đất nước Việt Nam ngày nay, có rất nhiều các vùng đất hay còn gọi là tiểu quốc, và vương quốc cổ hình thành, phát triển, và mất đi. Chúng ta không đi sâu vào chi tiết tất cả các vùng đó, mà chỉ bàn về Chiêm Thành.

Ảnh: Báo Thanh Niên

Chiêm Thành là tên gọi của vương quốc Chăm Pa, trong sử sách Việt Nam từ năm 877 đến năm 1693. Trước năm 859 Việt Nam gọi vương quốc này là Hoàn Vương. Đầu thế kỷ thứ 11, Chiêm Thành bao gồm 4 vùng đất hay còn gọi là tiểu quốc, đó là: Amaravati, (vùng Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay, và vùng Bình – Trị – Thiên ). Vijaya, (vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), Kauthara, (vùng Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay) và Panduranga, (vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay).

Vào khoảng năm 192, tại vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam đã hình thành một vương quốc gọi là Lâm Ấp. Vương quốc này được coi là giai đoạn khởi đầu cho lịch sử Chăm Pa độc lập.

Năm 757, Hoàn Vương quốc ra đời sau một cuộc thay đổi quyền lực ở Lâm Ấp. Sau này, các thế lực lân bang liên tục tràn vào cướp phá Hoàn Vương. Trong suốt 21 năm, từ năm 854 đến năm 875, quân của đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Hoàn Vương quốc, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai. Quốc vương khi đó của Hoàn Vương là Vikrantavarman 3, đã mất năm 854, không người kế tự, vì vậy nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp.

Cho đến Năm 859, một vương tôn có nhiều chiến công, tên là Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Jaya Indravarman II. Và quốc hiệu Champa được chính thức sử dụng, tiếng Việt gọi là Chiêm Thành, tiếng Anh là Champa.

Ảnh: Báo Thanh Niên

Năm 875, vua Indravarman II đã xây dựng nên triều đại mới ở Indrapura, (tức là địa phận làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay)

Indravarman là vị vua Chăm pa đầu tiên theo Phật giáo Đại thừa, và xem đây là tôn giáo chính thức. Ở trung tâm của Indrapura, ông đã xây dựng một tu viện Phật giáo để thờ Bồ Tát Quán Thế Âm. Thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng ở Chăm Pa kết thúc năm 925, bắt đầu nhường bước với sự phục hồi của đạo thờ thần Siva, với sự chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo trở về Siva giáo vào khoảng thế kỷ 10.

Trung tâm tôn giáo của người Chăm cũng chuyển từ Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam, trở về Mỹ Sơn, đây là thời kỳ văn minh Chăm Pa đạt đến đỉnh cao.

Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt mở cuộc nam chinh đầu tiên. Do hậu quả để lại của cuộc Nam chinh, người Chăm đã rời bỏ Indrapura vào khoảng năm 1000. Trung tâm của Chăm Pa được chuyển xuống Vijaya ở phía nam nằm trên đất tỉnh Bình Định ngày nay mà người Việt bắt đầu gọi là Đồ Bàn hoặc Chà Bàn. Trong 5 thế kỷ tiếp theo, giữa Chăm Pa và Đại Việt đã xảy ra rất nhiều các cuộc chiến tranh. Vào Năm 1069, vua Lý Thánh Tông nam tiến, đánh nước Chiêm Thành. và bắt được vua Chiêm lúc bấy giờ là Chế Củ. đem về kinh đô Thăng Long. Để được tha mạng. vua Chiêm đã phải cắt các vùng đất phía bắc của Chiêm Thành, gồm ba châu là: Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý, cho nước Đại Việt. Những châu ấy, ngày nay ở địa phận các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình, và huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.

Ảnh: VTC News

Vào năm 1307, khi quan hệ giữa Cham Pa và Đại Việt tương đối tốt đẹp, vua Jaya Simhavarman III ( tiếng Việt gọi là Chế Mân), đã nhượng hai châu Ô, và châu Lý ở phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Sau sự kiện này, Chăm Pa chỉ còn lại lãnh thổ từ sông Thu Bồn trở vào. Châu Rí (hay còn gọi là châu Lý),sau này, nhà Trần đổi tên thành Hoá Châu. ngày nay là tỉnh Thừa Thiên Huế, đến bắc tỉnh Quảng Nam, bao gồm toàn bộ thành phố Đà Nẵng.

Vị vua hùng mạnh cuối cùng của người Chăm là Che Bonguar (tiếng Việt gọi là Chế Bồng Nga) lên ngôi năm 1360. Từ năm 1371 đến năm 1389, ông tổ chức nhiều cuộc tấn công ra Thăng Long kinh đô của Đại Việt. Ông chết trong lần tấn công cuối cùng năm 1389 và một vị tướng của ông là La Ngai (La Khải) rút về Vijaya để lên ngôi thay thế. Sau thời kỳ Chế Bồng Nga, Chăm Pa liên tục bị các vương triều Đại Việt nam tiến và bị mất dần lãnh thổ.


Chia sẻ trên Facebook

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!
Lên đầu trang